“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” – câu tục ngữ này có lẽ không còn xa lạ với bất kỳ ai. Thế nhưng, với các Youtuber, có lẽ câu “Một gậy làm chẳng nên non, ba gậy cùng vả chẳng còn account” mới thực sự là nỗi ám ảnh thường trực.
Bởi lẽ, chỉ cần một chút sơ sẩy, bạn có thể nhận về một chiếc “gậy bản quyền YouTube” đau đớn. Bao nhiêu công sức bỏ ra để xây dựng kênh YouTube, bỗng chốc bị nhận thông báo vi phạm bản quyền YouTube thì quả thật là một cú sốc lớn.
Tuy nhiên, đừng vội nản lòng, hãy bình tĩnh cùng Ecomobi làm theo 3+ bước sau để xử lý này và bảo vệ kênh của bạn nhé!
Hiểu về nguyên lý 3 gậy bản quyền YouTube
Để tránh bị gậy bản quyền YouTube (tức là nhận cảnh cáo vi phạm), bạn cần nắm rõ chính sách bản quyền YouTube và Nguyên tắc cộng đồng của nền tảng này. Nguyên tắc cộng đồng YouTube quy định chi tiết về các loại nội dung được phép cũng như không được phép đăng tải trên YouTube, bao gồm cả việc cấm đăng nội dung vi phạm bản quyền, quấy rối hoặc các nội dung không phù hợp khác.
YouTube sử dụng kết hợp cả công nghệ tự động và đội ngũ nhân viên để phát hiện và gắn cờ những nội dung không tuân thủ Nguyên tắc cộng đồng. Khi một nội dung bị gắn cờ, YouTube sẽ tiến hành xem xét và có thể sẽ đưa ra cảnh cáo với người đăng tải.
Khi nhận cảnh cáo vi phạm thì kênh của bạn sẽ có những hậu quả nhất định:
- Gậy đầu tiên: Kênh sẽ bị tạm thời ngưng hoạt động trong một tuần. Trong thời gian này, chủ sở hữu kênh không thể đăng tải bất kỳ nội dung mới nào, bao gồm video, sự kiện trực tiếp, câu chuyện, hình thu nhỏ tùy chỉnh, danh sách phát và bài đăng.
- Gậy thứ hai: Nếu vi phạm xảy ra trong vòng 90 ngày kể từ gậy đầu tiên, kênh sẽ bị tạm ngưng hoạt động trong hai tuần. Sau hai tuần, nếu không có thêm vi phạm nào, kênh sẽ được khôi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, cả hai gậy vẫn có hiệu lực trong 90 ngày kể từ ngày chúng được đưa ra.
- Gậy thứ ba: Nếu vi phạm xảy ra trong vòng 90 ngày kể từ gậy thứ hai, kênh sẽ bị xóa vĩnh viễn khỏi YouTube. Do đó, tất cả video, người đăng ký và dữ liệu liên quan đến kênh sẽ bị mất.
Việc hiểu rõ về bản quyền YouTube cũng như Nguyên tắc cộng đồng là rất quan trọng để đảm bảo kênh của bạn hoạt động ổn định và không gặp phải những rắc rối không đáng có.
Passio – Nền tảng kiếm tiền toàn diện từ Ecomobi. Không chỉ là Affiliate, Passio còn cho phép bạn tạo landing page cá nhân, nhận booking, quyên góp, chia sẻ kỹ năng và trải nghiệm – tất cả chỉ với vài cú nhấp chuột! Passio là giải pháp hoàn hảo để bạn kiếm tiền từ cộng đồng người hâm mộ của mình. Nếu bạn đam mê sáng tạo nội dung hoặc xây dựng cộng đồng, Passio.eco chính là nơi dành cho bạn. Bây giờ, bạn có thể tự do kiếm tiền theo cách mình muốn, với nhiều hình thức đa dạng mà không cần kiến thức chuyên sâu về kinh doanh.
3+ bước gỡ gậy Youtube và cách khiếu nại bản quyền YouTube “nhanh, gọn, hiệu quả” cho KOLs
Là một KOLs, việc sáng tạo nội dung trên YouTube đôi khi có thể dẫn đến những tình huống không mong muốn như bị gắn cờ bản quyền. Đừng hoảng hốt! Hãy bình tĩnh làm theo các bước tránh gậy bản quyền Youtube sau để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả:
Bước 1: Xác định nội dung bị gậy bản quyền YouTube
Khi video của bạn bị cảnh báo bản quyền, YouTube sẽ ngay lập tức gỡ video đó xuống sau khi xác nhận vi phạm. Bạn sẽ nhận được email thông báo về việc này. Để kiểm tra chi tiết hơn, hãy đăng nhập vào YouTube Studio (trước đây là Creator Studio) và truy cập phần Quản lý Video. Video bị gắn cờ bản quyền sẽ có ký hiệu © bên cạnh.
Bước 2: Liên lạc với bên cáo buộc bản quyền và khiếu nại bản quyền YouTube
Trong email thông báo, bạn sẽ tìm thấy thông tin liên hệ của bên khiếu nại bản quyền. Hãy chủ động liên lạc với họ qua email, điện thoại hoặc các kênh khác như Facebook (nếu có). Nếu bên khiếu nại thuộc một Network (Mạng lưới đa kênh), hãy liên hệ với Network đó để kiểm tra và nhận hỗ trợ.
Mục tiêu của bạn là thương lượng và giải thích về tình huống. Nếu bạn được phép sử dụng nội dung đó hoặc có sự hiểu lầm, hãy trình bày rõ ràng và yêu cầu họ rút lại khiếu nại. Nếu thành công, video của bạn sẽ được khôi phục.
Lưu ý: Trong trường hợp bên khiếu nại là một Network, họ có thể yêu cầu bạn cung cấp bằng chứng về việc được chủ sở hữu bản quyền video đó cho phép dùng nội dung. Hãy chuẩn bị sẵn các thông tin như email trao đổi, hình ảnh hoặc bất kỳ tài liệu nào liên quan để làm bằng chứng.
Bước 3: Thực hiện kháng cáo (Nếu có)
Nếu bạn tin rằng video của mình bị gắn cờ do nhầm lẫn hoặc bạn đủ điều kiện sử dụng hợp lý theo luật bản quyền nhưng bên khiếu nại không đồng ý rút lại, bạn có thể gửi thông báo chống khiếu nại (counter-notification) đến YouTube.
Thông báo chống khiếu nại là một yêu cầu pháp lý để YouTube xem xét lại quyết định gỡ video của bạn. Sau khi nhận được thông báo, bên khiếu nại ban đầu có 10 ngày làm việc để chứng minh quyền sở hữu bản quyền của họ. Nếu họ không thể cung cấp bằng chứng hợp lệ, khiếu nại sẽ bị hủy bỏ và video của bạn sẽ được khôi phục.
Lời khuyên: Hãy luôn tôn trọng luật bản quyền và sử dụng nội dung cẩn thận và có trách nhiệm. Nếu bạn không chắc chắn về việc sử dụng một nội dung nào đó, hãy tìm hiểu kỹ hoặc xin phép trước để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có
Tránh “gậy” Youtube như thế nào?
Để tránh gặp phải “gậy bản quyền YouTube” dẫn đến các hậu quả như hạn chế kiếm tiền, xóa video, thậm chí khóa kênh, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bản quyền của YouTube.
Những hành vi vi phạm bản quyền phổ biến trên YouTube bao gồm:
- Sử dụng trái phép nội dung của người khác: Điều này bao gồm việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, video của người khác mà chưa được sự cho phép của họ. Ví dụ như lồng nhạc/hình ảnh của người khác vào video của mình, sử dụng nhạc làm nhạc nền video, nhạc chuông, nhạc chờ…
- Chỉnh sửa, làm lại nội dung của người khác mà chưa được phép: Các hành vi như remix nhạc, tách beat karaoke, cover nhạc… đều có thể bị coi là vi phạm bản quyền nếu bạn chưa xin phép chủ sở hữu bản quyền.
- Ghép, tổng hợp nhiều nội dung của nhiều người khác nhau: Việc tổng hợp nhạc, làm video highlights từ nhiều nguồn khác nhau cũng có thể vi phạm bản quyền nếu chưa được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu bản quyền liên quan.
Cách phòng tránh gậy bản quyền YouTube:
- Luôn xin phép trước khi sử dụng nội dung của người khác: Nếu bạn muốn sử dụng âm thanh, hình ảnh, video của người khác, bạn nên liên hệ với họ để xin phép. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng bạn có bằng chứng chứng minh sự cho phép này (email, tin nhắn…) để cung cấp cho YouTube trong trường hợp có tranh chấp.
- Sử dụng nội dung có bản quyền mở: Bạn nên sử dụng những hình ảnh, âm thanh, video có đánh dấu bản quyền mở Creative Commons (CC). Đây là loại bản quyền mà cho phép người khác sử dụng miễn phí nội dung với một số điều kiện nhất định (ghi nguồn, không sử dụng cho mục đích thương mại…).
- Tạo nội dung gốc: Cách tốt nhất để tránh vi phạm bản quyền là tự tạo ra nội dung của riêng mình.
Bằng cách hiểu rõ và tuân thủ các quy định về gậy bản quyền YouTube, bạn có thể bảo vệ kênh của mình khỏi nguy cơ bị “gậy bản quyền”, đồng thời đóng góp vào một môi trường sáng tạo lành mạnh.
Contact us, Ecomobi:
– Fanpage: https://www.facebook.com/ecomobi.ssp
– Instagram: https://www.instagram.com/ecomobi_ssp
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@ecomobipassiovietnam
– Email: info@ecomobi.com