Trên YouTube, vi phạm bản quyền Youtube không chỉ gây mất thu nhập mà còn dẫn đến các hình phạt nghiêm trọng như xóa video, hạn chế kiếm tiền, thậm chí khóa kênh. Với hơn 2 tỷ người dùng hàng tháng, YouTube là nơi lý tưởng để kiếm tiền từ nội dung sáng tạo, nhưng việc hiểu và tuân thủ bản quyền là yếu tố sống còn cho bất kỳ nhà sáng tạo nào.
Vi phạm bản quyền Youtube là gì?
Bản quyền là quyền pháp lý bảo vệ các tác phẩm sáng tạo gốc. Chủ sở hữu bản quyền có quyền kiểm soát việc sao chép, phân phối, trình diễn công khai hoặc tạo ra các tác phẩm phái sinh từ nội dung gốc.
Thế nào là vi phạm bản quyền trên Youtube?
Vi phạm bản quyền YouTube xảy ra khi người dùng sử dụng nội dung được bảo vệ bởi bản quyền (đề cập phía dưới) mà không có sự cho phép từ chủ sở hữu hoặc không thuộc diện ngoại lệ bản quyền (như Fair Use ở Hoa Kỳ hoặc Fair Dealing ở một số quốc gia khác).
Theo quy định của Youtube: Việc sử dụng nội dung được bảo hộ bản quyền (bất kể thời lượng nội dung, kể cả chỉ là vài giây) khi chưa xin phép (các) chủ sở hữu bản quyền vẫn có thể khiến video của bạn bị khiếu kiện về bản quyền. Trong trường hợp bạn cho rằng đã sử dụng nội dung đó đủ điều kiện để được coi là trường hợp ngoại lệ về bản quyền (chẳng hạn như sử dụng hợp lý hoặc xử lý hợp lý) thì quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Youtube. Do đó bạn nên cẩn thận trong quá trình trình chỉnh sửa và đăng tải.
Vi phạm bản quyền Youtube bao gồm việc sử dụng các tác phẩm về hình ảnh, âm thanh,… phương tiện hữu hình một cách trái phép
Các loại tác phẩm được bảo hộ bản quyền phải đáp ứng 2 tiêu chí là: có tính sáng tạo và được định hình trong một phương tiện hữu hình. Bao gồm:
- Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến
- Bản ghi âm và tác phẩm âm nhạc
- Tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và tác phẩm âm nhạc
- Tác phẩm hình ảnh, chẳng hạn như tranh vẽ, áp phích và quảng cáo
- Trò chơi điện tử và phần mềm máy tính
- Tác phẩm kịch, chẳng hạn như các vở kịch và nhạc kịch.
Các hành vi phổ biến dẫn đến vi phạm bản quyền Youtube
- Sử dụng bài hát thương mại trong video mà không mua giấy phép hoặc không thuộc thư viện miễn phí bản quyền của YouTube.
- Re-upload video từ kênh khác mà không có sự cho phép.
- Sao chép nội dung từ các bộ phim, chương trình TV mà không được phép từ nhà sản xuất.
Cách YouTube bảo vệ bản quyền
Khi vi phạm, tài khoản của bạn có thể nhận cảnh cáo vi phạm hoặc bị gỡ video. Để người dùng hiểu hơn về vi phạm bản quyền Youtube, nền tảng này cung cấp các tài nguyên như Học viện Bản quyền để người sáng tạo hiểu rõ về các quy định và cách sử dụng hợp lý (Fair Use).
YouTube sử dụng một hệ thống tự động gọi là Content ID. Hệ thống này sẽ quét tất cả video tải lên và so sánh chúng với một cơ sở dữ liệu chứa nội dung đã đăng ký bản quyền. Nếu phát hiện trùng khớp (vi phạm bản quyền trên Youtube), video có thể:
- Bị chặn
- Chuyển doanh thu về cho chủ sở hữu nội dung.
- Gửi cảnh cáo vi phạm bản quyền (nhận 3 cảnh cáo sẽ dẫn đến khóa kênh).
Lưu ý: Quy định bản quyền áp dụng trên toàn cầu, không chỉ tại quốc gia bạn sinh sống.
Cách nhận biết video có bản quyền trên Youtube
Nhận biết video có bản quyền trên YouTube là điều quan trọng để tránh vi phạm chính sách của nền tảng và pháp luật. Dưới đây là cách bạn có thể nhận biết video có bản quyền:
- Sử dụng YouTube Studio (nếu bạn là người tải lên)
- Quan sát mô tả và thông tin video (Nếu video sử dụng nội dung có bản quyền, YouTube thường ghi nhận nội dung đó và đưa thông tin như: Tên bài hát/nhạc; Chủ sở hữu bản quyền)
- Kiểm tra cảnh báo bản quyền
- Sử dụng công cụ kiểm tra nội dung có vi phạm bản quyền Youtube
- Tìm kiếm thông tin qua Google hoặc các nền tảng khác: các công cụ như Google Reverse Image Search hoặc kiểm tra các nội dung tương tự trên các trang chính thức để xác định quyền sở hữu nội dung.
>>> Xem thêm:
- Cập nhật chính sách kiếm tiền Youtube mới nhất
- Cách kiểm tra nhạc bản quyền trên Youtube
Hậu quả của vi phạm bản quyền Youtube
Khiếu nại bản quyền (Copyright Claim): Chủ sở hữu có thể yêu cầu:
- Chặn video
- Chia sẻ doanh thu quảng cáo
- Theo dõi và thống kê lượt xem của video
Cảnh cáo bản quyền (Copyright Strike)
Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất khi vi phạm bản quyền trên YouTube là nhận cảnh cáo bản quyền. Khi chủ sở hữu nội dung gửi khiếu nại hợp lệ và YouTube xác minh, bạn sẽ nhận một cảnh cáo. Nếu một kênh nhận đủ 3 cảnh cáo trong vòng 90 ngày, YouTube sẽ xóa toàn bộ kênh, bao gồm tất cả video và không thể khôi phục. Đây là rủi ro lớn nhất đối với các nhà sáng tạo nội dung.
Giới hạn tính năng kiếm tiền
Khi video của bạn chứa nội dung vi phạm, YouTube sẽ không cho phép bạn bật kiếm tiền trên video đó. Thậm chí, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, kênh của bạn có thể bị tạm dừng hoặc mất tính năng kiếm tiền vĩnh viễn. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với các kênh dựa vào doanh thu quảng cáo để hoạt động.
Cách làm video trên Youtube không vi phạm bản quyền
Làm sao để không vi phạm bản quyền trên Youtube? Hay cách làm video trên Youtube không vi phạm bản quyền là những vấn đề mà Youtuber đều quan tâm. Bên cạnh việc tạo dựng content với mục đích giải trí, phi lợi nhuận thì kiếm tiền trên Youtube vẫn là một phương thức làm MMO mà bạn không nên bỏ qua. Và để quá trình này diễn ra hiệu quả, thuận lợi thì bạn cần nắm được cách làm video trên youtube không vi phạm bản quyền
Ưu tiên sáng tạo nội dung gốc
Cách làm video trên youtube không vi phạm bản quyền hiệu quả nhất là sử dụng nội dung hoàn toàn do bạn tự sản xuất, bao gồm quay phim và chụp ảnh. Tuy nhiên, một cách để “lách” Youtube mà những những người re-up thường sử dụng các kỹ thuật là thu nhỏ khung video và chèn hình đại diện lớn (thumbnail), chỉ để video chạy ở một góc nhỏ. Nhưng đây không phải cách an toàn và bền vững để không vi phạm bản quyền trên Youtube.
Sử dụng nội dung miễn phí bản quyền
“Làm sao để không vi phạm bản quyền trên Youtube?” bên cạnh việc sử dụng nội dung gốc do tự mình quay chụp/sáng tạo thì bạn có thể sử dụng nội dung miễn phí bản quyền.
Tận dụng YouTube Audio Library để tải nhạc và hiệu ứng âm thanh miễn phí (Vào YouTube Studio > Thư viện âm thanh > Tải nhạc phù hợp với chủ đề của bạn). Ngoài ra bạn cũng có thể đăng ký sử dụng các dịch vụ cung cấp nội dung được cấp phép như Epidemic Sound, Storyblocks, Incompetech, Audionautix, FreePD,…
Về hình ảnh, thông thường, bạn sẽ tìm kiếm hình ảnh trên Google và đây cũng là nguồn tìm kiếm phổ biến nhất. Tuy nhiên, các kết quả tìm kiếm này phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và cho dù bạn có chỉnh sửa bức ảnh đó thì khả năng vi phạm bản quyền Youtube là rất cao. Bạn có thể truy cập vào các website dưới đây (à những nguồn cung cấp hình ảnh và video miễn phí, phù hợp sử dụng thương mại):
- pixabay.com
- pexels.com
- pngtree.com
- unsplash.com
- Freepik.com…
>>> Xem thêm: Cập nhật chính sách kiếm tiền Youtube mới nhất
Thực hiện các chỉnh sửa
Youtube đề cao nội dung chính chủ hoặc các nội dung mang tính sáng tạo cao. Do đó, trong trường hợp bạn có sử dụng một phần hoặc toàn phần dữ liệu hình ảnh, âm thanh,… bạn có thể thực hiện các chỉnh sửa để biến video thành nội dung mới – cách tránh vi phạm bản quyền Youtube hiệu quả. Bạn có thể thực hiện theo các cách dưới đây:
- Dịch và thêm phụ đề: Đối với video nước ngoài, dịch nội dung và thêm phụ đề tiếng Việt vừa tăng tính độc đáo vừa tiếp cận người xem trong nước.
- Chỉnh sửa kỹ thuật: Sử dụng phần mềm chỉnh sửa như Proshow Producer, Camtasia Studio 8.0 hoặc Sony Vegas Pro,… thực hiện để thu nhỏ khung hình, chèn thêm hiệu ứng; thay đổi tốc độ, độ dài, hoặc thêm hiệu ứng biến âm, cắt bỏ phần không cần thiết hoặc thay đổi bố cục khung hình,…
- Thêm ý kiến cá nhân: Sử dụng clip để phân tích, bình luận hoặc đánh giá theo góc nhìn riêng. Ví dụ: Video reaction kết hợp ý kiến cá nhân khi xem trailer phim.
Xin phép hoặc mua bản quyền
- Liên hệ chủ sở hữu: Gửi email hoặc dùng form liên hệ của họ để xin phép sử dụng nội dung.
- Mua bản quyền: Đăng ký dịch vụ như BMI, ASCAP để mua bản quyền âm nhạc hoặc liên hệ nhà phát hành.
Sử dụng công cụ kiểm tra bản quyền trước khi tải video
Một cách làm video trên Youtube không vi phạm bản quyền khác chính là kiểm tra trước khi đăng tải. Youtube có công cụ Copyright Match Tool dành riêng cho nhà sáng tạo để xác minh nội dung an toàn.
Các câu hỏi thường gặp về vi phạm bản quyền Youtube
Tôi có thể sử dụng tác phẩm được bảo hộ bản quyền mà không vi phạm bản quyền hay không?
Bạn có thể sử dụng nội dung được bảo hộ bản quyền mà không vi phạm bản quyền, chẳng hạn như trong các trường hợp ngoại lệ về bản quyền như sử dụng hợp lý và xử lý hợp lý hoặc bằng cách xin phép sử dụng nội dung của người khác.
Tôi có thể sử dụng nội dung trong CD, DVD hoặc trên iTunes, Apple Music mà tôi đã mua không?
Khi bạn mua một nội dung không đồng nghĩa với quyền sử dụng tự do và bạn được phép tải nó lên YouTube. Ngay cả khi bạn ghi nhận công lao của người sáng tạo, việc đăng tải có thể vẫn vi phạm bản quyền Youtube nếu chưa có sự cho phép cụ thể từ chủ sở hữu.
Tuyên bố “Phi lợi nhuận” không miễn trách nhiệm bản quyền
Dù bạn không kiếm tiền từ nội dung vi phạm, như tuyên bố rằng video “chỉ nhằm mục đích giải trí” hoặc “phi lợi nhuận” vẫn có khả năng bị khiếu nại vì bản quyền.
Tự ghi hình không đảm bảo quyền sở hữu
Việc bạn tự quay hoặc ghi lại nội dung từ TV, đài phát thanh, rạp chiếu phim,… không đồng nghĩa với việc bạn sở hữu toàn quyền. Nếu video của bạn chứa các yếu tố được bảo hộ, chẳng hạn như nhạc nền có bản quyền, bạn cần xin phép trước khi đăng.
Tránh vi phạm bản quyền YouTube không chỉ giúp bảo vệ kênh của bạn khỏi các rủi ro pháp lý mà còn xây dựng nền tảng bền vững để phát triển lâu dài. Hãy luôn sử dụng nội dung do chính bạn sáng tạo hoặc tuân thủ các quy định về sử dụng tài liệu từ bên thứ ba, chẳng hạn như xin phép bản quyền hoặc sử dụng tài nguyên miễn phí hợp pháp. Theo dõi Ecomobi để cập nhật nhanh chóng những thông tin mới nhất về Marketing!
Liên hệ Ecomobi
– Fanpage: https://www.facebook.com/ecomobi.ssp
– Instagram: https://www.instagram.com/ecomobi_ssp
– TikTok: https://www.tiktok.com/@ecomobipassiovietnam
– Email: info@ecomobi.com