5 lý do Micro-Influencer không được nhãn hàng lựa chọn

5 lý do Micro-Influencer không được nhãn hàng lựa chọn

Theo báo cáo của ANA Driving Growth, 92% người mua hàng tin vào Micro-Influencer hơn là quảng cáo và người nổi tiếng, hơn 82% có xu hướng ra quyết định mua hàng từ lời giới thiệu của Micro-Influencer. Báo cáo cũng chỉ ra rằng 2020 sẽ là thời đại của Micro-Influencer và các chiến dịch Influencer Marketing của nhãn hàng sẽ hướng tới sử dụng đối tượng này. Vậy tại sao nhiều influencer vẫn chưa được ký hợp đồng đến vậy? 

1. Không chứng minh được hiệu quả chiến dịch đã thực hiện

Đây có lẽ là vấn đề chung của đa số các micro-influencer hiện nay. Với tổng số hơn 40.000 influencer trên thị trường Việt Nam, loại trừ khoảng 500 người nổi tiếng, thì còn lại hầu như là các micro-influencer. Mức độ cạnh tranh lớn nhưng đa số micro-influencer chưa tạo được niềm tin với nhãn hàng bằng năng lực của mình.

Các chiến dịch influencer marketing hiện nay thường đánh giá hiệu quả bằng lượt tương tác (like, share, comment…), những con số mơ hồ và dễ dàng mua ảo nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ. Sau rất nhiều chiến dịch chi số tiền lớn cho influencer marketing như “đem muối bỏ biển” nhưng lại chẳng mang về đơn hàng hay doanh số, chắc chắn doanh nghiệp sẽ khó lòng tin tưởng và tiếp tục cộng tác với influencer đó.

Đã đến lúc influencer cần làm quen và thích ứng với quy chuẩn đo lường hiệu quả mới, bằng số lượng đơn hàng chốt thành công sau mỗi chiến dịch. Đây được đánh giá là quy chuẩn của tương lai, chắc chắn sẽ làm hài lòng các doanh nghiệp và tạo cơ hội chứng minh năng lực của influencer.

Các Social Seller được lưu lịch sử đã từng tham gia chiến dịch và chỉ số CVR rõ ràng, giúp các nhãn hàng lựa chọn chính xác KOL/Influencer

2. Thiếu kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực nhất định

Là một influencer, chịu trách nhiệm trong một chiến dịch marketing hướng tới các khán giả của nhãn hàng, hơn ai hết, bạn cần có kiến thức về nhãn hàng, sản phẩm làm nền tảng cho sáng tạo nội dung của mình. Đại diện cho thương hiệu trong hành trình chinh phục khách hàng, influencer thậm chí còn phải thấu hiểu chi tiết từng điểm mạnh, yếu của sản phẩm cũng như thị hiếu của khách hàng đối với thị trường này, từ đó đưa ra nội dung phù hợp và đảm bảo viral và hiệu quả chốt đơn cao.

Trong hành trình lực chọn influencer, nhãn hàng luôn luôn cẩn trọng với những tên tuổi đại diện cho thương hiệu. Bất cứ một sai lầm nào trong chiến dịch, đặc biệt là những thông tin, kiến thức liên quan đến chính sản phẩm, thương hiệu hay thị trường, đều có thể trở thành đòn chí mạng cho thương hiệu, cũng sẽ trở thành dấu chấm hết cho sự nghiệp của bạn. Để ghi điểm với nhãn hàng, yếu tố quan trọng nhất chính là khối óc sáng tạo và uyên bác, chắc chắn sẽ khiến bạn trở nên khác biệt, nổi bật hơn hẳn so với các influencer khác,

3. Không có công cụ để viral

Các influencer hầu như đã có lượng fan của riêng mình, nhưng nếu không duy trì tương tác thì những lượng theo dõi này sẽ nhanh chóng sụt giảm. Chính bởi lý do này, mỗi influencer luôn luôn phải tự đặt mình trong guồng hoạt động đều đặn, tích cực để giữ vững những người hâm mộ luôn luôn theo dõi và ủng hộ, họ chính là tài sản quan trọng trong sự nghiệp của influencer.

Nhưng duy trì lượng fan thôi chưa đủ, mà số lượng fan đó cần được phát triển theo thời gian. Vấn đề đặt ra cho mỗi influencer không chỉ là sáng tạo nội dung mà cần phải làm cho nội dung đó trở nên thú vị và viral trong cộng đồng, thu hút được đông đảo người theo dõi và phản hồi tích cực. Dù vậy, đa số các influencer hiện nay đều cần có một ekip chuyên nghiệp trong hoạt động viral nội dung sáng tạo của họ, bởi những thiếu hụt về công cụ, kỹ năng và kiến thức có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả tương tác, đặc biệt gây ra những tổn thất không đáng có. Hơn ai hết, influencer hiểu rằng: hành trình chinh phục và duy trì lòng tin với khán giả khó có thể đến đích nếu influencer chỉ có một mình.

4. Không có mối quan hệ với nhãn hàng lớn

Cơ hội hợp tác với nhãn hàng lớn chính là mở ra trang mới cho sự nghiệp của influencer. Những chiến dịch hợp tác với nhãn hàng lớn là điều mong mỏi của nhiều Micro-Influencer. Điều này không chỉ giúp kênh mạng xã hội của của bạn trở nên uy tín hơn mà còn giúp thương hiệu cá nhân của bạn được biết tới rộng rãi.

Với tỉ lệ cạnh tranh cao, influencer chắc chắn sẽ gặp không ít trở ngại trong hành trình tìm kiếm hợp đồng cộng tác với nhãn hàng. Cơ hội hợp tác với các nhãn hàng lớn cũng vì vậy mà trở nên xa vời. Làm thế nào để influencer có thể kết nối với các thương hiệu tầm cỡ trong lĩnh vực của mình? Có lẽ họ sẽ cần đến những cầu nối để tạo cơ hội tương tác, trao đổi và thể hiện bản thân với nhãn hàng. Đặc biệt, với các micro-influencer mới bước vào nghề hoặc ít có quan hệ tốt với thương hiệu, những cầu nối càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

5. Không tham gia bất kì cộng đồng Influencer nào

Đây quả là thiếu sót lớn nhất khi bạn tham gia vào thế giới của viral marketing mà không có mối quan hệ cộng đồng nào. Hãy mở rộng network trong lĩnh vực của mình để có thêm kinh nghiệm, thu nhập và mối quan hệ hợp tác tối với các nhãn hàng và Influencer khác. Đồng thời, cộng đồng influencer cũng chính là nơi hỗ trợ, tạo cơ hội tốt để trau dồi và phát triển bản thân cũng như sự nghiệp của mình.

Cộng đồng Social Sellers của Ecomobi đa dạng cấp độ gồm KOLs/ Bloggers/ Youtuber/ Sellers/ Admin Group….

Hãy bắt đầu ngay với cộng đồng Ecomobi Social Seller: Nền tảng duy nhất tại Đông Nam Á mang đến 2 nguồn thu lớn cho Influencer: phí booking và tiền hoa hồng trên doanh số. Ngoài cơ hội thu nhập cao và ổn định, Ecomobi còn tăng cường khả năng cạnh tranh của Micro-Influencer vượt lên các Macro-Influencer, giành cơ hội ưu tiên trong cộng đồng sau khi đã chứng minh bản thân và thực lực sau mỗi chiến dịch. Influencer sẽ có cơ hội bắt tay cùng các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, giúp các influencer vươn tầm thế giới.

share this article:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *