—
Trong các bài viết trước của Ecomobi, Thương mại xã hội ( Social Commerce ) đã được định nghĩa là sự kết hợp giữa truyền thông xã hội với những trải nghiệm về thương mại điện tử để cung cấp cho người mua những “gợi ý” mua sắm từ khách hàng đã từng mua/sử dụng sản phẩm( dịch vụ ) của một thương hiệu.
Hình thức marketing này tuy mới tại Việt Nam. Tuy nhiên ở các nước phát triển thì Social commerce được các thương hiệu thế giới áp dụng triệt để giúp đẩy mạnh doanh số và “brand Awareness” trong các chiến dịch marketing.
Cùng xem qua các ví dụ bên dưới và thử áp dụng ngay cho doanh nghiệp của bạn nhé!
—
1. Sephora: ĐỪNG CHỈ TẠO RA NỘI DUNG – HÃY MANG ĐẾN TRẢI NGHIỆM
31% doanh số bán trên trang web thương mại của Sephora đến từ kết quả của các gợi ý những sản phẩm mua sắm phù hợp với sở thích, nhu cầu và túi tiền của mỗi khách hàng. Triển khai việc cá nhân hoá trải nghiệm mua sắm mang đến nhiều lợi thế cho doanh nghiệp.
Câu đố về nước hoa “Frangrance IQ” trên website của Sephora (chuỗi cửa hàng mỹ phẩm của Pháp, thuộc tập đoàn LVMH) là một ví dụ về social commerce điển hình thuộc hình thức thương mại xã hội được cá nhân hoá. Câu đố bao gồm một số câu hỏi ngắn để xác định loại mùi hương nước hoa phù hợp cho khách hàng.
Khách hàng sẽ nhận được những kết quả về loại nước hoa muốn mua hàng phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình. Ngoài đóng vai trò là công cụ thu thập thông tin, các câu hỏi còn giúp mang lại trải nghiệm mua sắm online, giữ chân khách hàng lâu hơn trên trang web của thương hiệu.
2. Cluse – Biến “Social Feed” thành ” Window Display” Online
Bảng tin trên mạng xã hội ( Social Feed) là “idea” lý tưởng để các followers ( người theo dõi thương hiệu ) có cái nhìn tổng thể về cửa hàng của nhãn hàng trên Mạng Xã Hội. Đối với một số ngành nghề liên quan đến ngành beauty/Fashion, Social Feeds trên Instagram còn được xem là một “Window Display” online để khách hàng/ người theo dõi có thể tiếp cận với các mặt hàng của nhãn hiệu mà không cần đi tới cửa hàng offline.
Trên trang instagram của Cluse, ngoài những hình ảnh bắt mắt, Thương hiệu Cluse còn có những nội dung do chính người mua hàng sáng tạo. Đó là những trải nghiệm mua sắm, hay review sản phẩm chân thật nhất sau khi mua.
Trong bài viết này sẽ gắn các hashtags về thương hiệu, hoặc về chiến dịch/sản phẩm của Cluse. Và nội dung do người dùng tạo ra sẽ gắn links liên kết người tiêu dùng đến trang website mua hàng hay trang Thương mại điện tử của thương hiệu thông qua Instagram.
Với giao diện đẹp & hình ảnh bắt mắt trên Instagram & nội dung tốt liên quan đến sản phẩm thì khách hàng sẽ không chần chừ mà bấm ” Follow” doanh nghiệp trên MXH. Từ đó nhãn hàng có thể kết nối liên tục với followers, biến họ thành khách hàng thông qua những chiến dịch online marketing hấp dẫn.
Khi mỗi phần tử trên mạng xã hội của doanh nghiệp kết nối với nhau, thì mỗi một sự xuất hiện của 1 bài post trên trang Social Feeds sẽ là ” cỗ máy thúc đẩy” doanh thu cho thương hiệu. Cluse thực sự đã biết tận dụng Social Feeds trên Instagram để mang đến cho người mua của họ những trải nghiệm tích cực. Đây là một ví dụ về Social Commerce đáng để áp dụng.
3. Ví dụ về Social Commerce – Sinless Beauty: Sử dụng quà tặng để khuyến khích tương tác
“Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của Sự Miễn phí !”
Điều này được chứng minh qua các chương trình tặng quà Giveaways thường xuyên của Sinless Beauty. Người chơi sẵn lòng “Chia sẻ” và “gắn thẻ tag” bạn bè của họ trên bài viết về chương trình Giveaway của thương hiệu nếu như họ nhận lại được thứ gì đó giá trị.
Đó có thể là quà tặng miễn phí, hay phiếu giảm giá mua hàng cho sản phẩm mới ra mắt chẳng hạn… Không gì dễ bằng việc cho người theo dõi/khách hàng những lợi ích trải nghiệm miễn phí. Nhất là đối với những thương hiệu mới và cần xây dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng. Một ví dụ về social commerce nhiều nhãn hàng hiện nay đang triển khai, đặc biệt là ngành hàng beauty/fashion/FMCG.
4. Ví dụ về Social Commerce: J-Crew và Giá trị “ẩn dấu” từ feedbacks người dùng.
Không phải tất cả các khía cạnh của social commerce đều liên quan đến mạng xã hội.
93% người tiêu dùng nói rằng các đánh giá trực tuyến trên website có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Như thương hiệu J-Crew ( nhà bán lẻ đa thương hiệu lĩnh vực thời trang tại Mỹ đặt phản hồi (reviews) của khách nằm ở khu vực trung tâm của mỗi phần Product Information.
Thương hiệu sẽ có nhiều bằng chứng để chứng minh cho người mua hàng sau rằng sản phẩm của thương hiệu mình nhận được phản hồi tích cực từ người mua trước hoặc cần thay đổi thế nào để nâng cấp sản phẩm của mình. Điều này mang lại trải nghiệm mua sắm tốt cho người dùng.
Ngoài ra, các marketers còn có thể tận dụng trang website thương hiệu là nơi trao đổi thông tin, tương tác hai chiều với khách hàng thông qua các đánh giá sau mua của người dùng.
5. Modcloth: Đừng bỏ qua các ưu đãi và giảm giá
Theo nghiên cứu có khoảng 63% người sử dụng mạng xã hội bấm nút theo dõi thương hiệu trên các phương tiện truyền thông trên Internet vì lợi ích từ các phiếu giảm giá. Facebook/Instagram/Tiktok… cũng không nằm ngoại lệ. Mặc dù có những mặt không nếu như thực hiện chiến lược giảm giá quá thường xuyên.
Nhưng giảm giá mạnh là một chiến thuật tuyệt vời để thu hút sự chú ý của người dùng trên mạng xã hội.
Trên đây là một số ví dụ về Social Commerce được Ecomobi tổng hợp. Tuy nhiên, không có cách tiếp cận tiêu chuẩn nào cho các chiến lược social commerce hiệu quả. Có nhiều hơn các hình thức triển khai khác nhau tuỳ theo ngành hàng và chiến lược của từng doanh nghiệp.
ECOMOBI – GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG DOANH THU KHÔNG CẦN CHẠY QUẢNG CÁO

