—
Đối với các nhãn hàng kinh doanh online, social commerce – bán hàng trên mạng xã hội chính là xu hướng phù hợp với thói quen tiêu dùng của khách hàng nhất. Nếu muốn thực hiện hóa xu hướng này một cách hiệu quả nhằm tăng doanh số bán hàng trên các trang mạng xã hội, nhãn hàng cần đáp ứng những yếu tố quan trọng về xây dựng thương hiệu, chiến lược bán hàng, áp dụng công nghệ AI và trải nghiệm khách hàng.
—
Mạng xã hội đang dần trở thành nền tảng dành cho tất cả mọi thứ! Không chỉ còn đơn giản là một kênh để mọi người kết nối, gặp gỡ và giao lưu, giờ đây rất nhiều người đang sử dụng mạng xã hội để học, để làm việc, và phổ biến nhất là để mua sắm.
Ngày càng nhiều người mong muốn có thể mua sắm ngay trên mạng xã hội, mà không cần phải truy cập trang thương mại điện tử hoặc trang web bán hàng nào khác. Vậy nên đã đến lúc mọi nhãn hàng cần phải suy nghĩ nghiêm túc về việc đầu tư cho các chiến dịch bán hàng trên mạng xã hội, cũng như xây dựng hệ thống bán hàng chuyên nghiệp.
Dưới đây là 7 yếu tố nhãn hàng cần đầu tư nếu muốn tăng doanh số từ việc bán hàng trên mạng xã hội.
—
1. Lựa chọn mạng xã hội phù hợp
Youtube, Facebook, Instagram, TikTok… đều là những mạng xã hội vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Vậy khi muốn triển khai kế hoạch bán hàng trên mạng xã hội, nhãn hàng nên triển khai trên kênh nào? Hay là triển khai trên tất cả các kênh?
Để lựa chọn được kênh phù hợp cho nhãn hàng của mình, doanh nghiệp cần phân tích tính cách và thói quen chung của những khách hàng tiềm năng, nhân khẩu học, sản phẩm và mục tiêu của nhãn hàng. Một số câu hỏi đơn giản nhất doanh nghiệp buộc phải tự đặt ra cho chính mình như: Khách hàng thường sử dụng điện thoại hay laptop? Thời gian mỗi ngày dành cho mạng xã hội. Thường sử dụng những kênh nào?
Ví dụ như nếu muốn tiếp cận đối tượng khách hàng là các bà mẹ đang nuôi con nhỏ, doanh nghiệp nên tập trung xây dựng nhận diện thương hiệu trên Facebook. Nếu nhắm vào các bạn trẻ Gen Z, Instagram và TikTok là hai kênh nên được đầu tư.
—
2. Tối ưu hóa nhận diện thương hiệu
Giai đoạn đầu của chiến dịch social commerce thường là giai đoạn xây dựng nhận diện thương hiệu. Vậy nên lúc này doanh nghiệp cần chăm chút cho nội dung trên fanpage hay các hội nhóm cộng đồng của nhãn hàng. Update địa chỉ website cùng các thông tin liên hệ. Tại giai đoạn này, doanh nghiệp cũng nên làm rõ sứ mệnh cũng như giá trị mà nhãn hàng mang lại.
Chọn đúng kênh cũng là một cách để tối ưu hóa nhận diện thương hiệu. Khi lựa chọn được nền tảng mạng xã hội phù hợp, nhãn hàng sẽ tiếp cận được thêm nhiều khách hàng tiềm năng cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
—
3. Xây dựng quy trình mua hàng đơn giản và thuận tiện
Bí quyết thành công với social commerce chính là sự thuận tiện. Mục đích là để quy trình mua hàng diễn ra một cách nhanh chóng, khiến người mua không có thời gian cân nhắc lại quyết định của mình!
Vậy nên doanh nghiệp cần biến quá trình xem và lựa chọn sản phẩm, bỏ sản phẩm vào giỏ, nhập thông tin địa chỉ và liên lạc, thanh toán, thành những bước thực hiện càng đơn giản càng tốt. Mọi khách hàng đều hy vọng có thể mua hàng ngay khi đang hoạt động trên mạng xã hội mà không cần phải chuyển sang ứng dụng hoặc trang web khác.
Hiện nay, Facebook và Instagram là hai mạng xã hội có nhiều tính năng ưu việt dành việc bán hàng trên mạng xã hội.
—
4. Tận dụng sức mạnh của các KOLs
Tầm ảnh hưởng của các KOLs được lan tỏa mạnh mẽ hơn nhờ sức mạnh của mạng xã hội. Cũng giống như khi mua sắm tại cửa hàng, người tiêu dùng dựa vào nhận xét của những người mua trước đó để đưa ra quyết định có nên mua hay không.
Với sự nổi tiếng và được nhiều người hâm mộ, lời nhận xét cũng như gợi ý của KOLs thường được đánh giá cao hơn.
Doanh nghiệp còn có thể mời các KOL hợp tác bán hàng bằng cách đặt link sản phẩm dưới những bài review. Với mỗi khách hàng click vào đường link và mua hàng thành công, KOL sẽ được nhận hoa hồng. Cách làm này giúp mở rộng kênh bán và thu hút thêm nhiều khách hàng.
Hiện nay Ecomobi đã mở bán gói Livestream hỗ trợ doanh nghiệp từ A đến Z, hỗ trợ doanh nghiệp từ những bước đầu tiên lên nội dung chương trình, tìm kiếm host, ghi hình và tổ chức Livestream, báo cáo hiệu quả sau sự kiện.
Hơn nữa, với hệ thống gồm hơn 300.000 KOL trên khắp Đông Nam Á, Ecomobi có thể hỗ trợ nhãn hàng thực hiện các chiến dịch Influencer Marketing hoặc kết nối KOL tham gia Livestream.
—
5. Khuyến khích khách hàng để lại feedback
Theo khảo sát, các khách hàng thuộc thế hệ Millennials (đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000) cho rằng nội dung đến từ người mua hàng thực tế có sức thuyết phục hơn 20% hơn những lời quảng cáo hoa mỹ.
Doanh nghiệp có thể khuyến khích khách hàng feedback về sản phẩm bằng cách tổ chức các cuộc thi viết bài hoặc gửi hình ảnh về thời gian sử dụng sản phẩm. Để tận dụng tối đa sức lan tỏa của mạng xã hội, đừng quên tạo các hashtag liên quan đến sản phẩm, nhãn hàng và cuộc thi.
—
6. Hợp tác với những KOL không phải là người nổi tiếng
Thông thường KOL (Key Opinion Leaders) là những người có nhiều lượt follow trên mạng xã hội. Họ có thể là chuyên gia của một lĩnh vực nào đó. Người nổi tiếng trong showbiz. Hot boy, hot girl. Hợp tác với những KOL này tất nhiên đem lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp cũng không nên bỏ qua một dạng KOL khác.
Trong các khách hàng từng mua sản phẩm/dịch vụ, có những người dù không phải người nổi tiếng, cũng không phải chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực gì, nhưng cũng có khá nhiều lượt follow trên mạng xã hội. Đây là những người hiểu rất rõ về sản phẩm và nhãn hàng nên có thể truyền tải thông điệp của nhãn hàng đến các follower của mình.
Doanh nghiệp nên coi những KOL dạng này là người sáng tạo nội dung thực tế cho nhãn hàng. Chi phí dành cho các KOL này có thể không quá nhiều như những KOL nổi tiếng thật sự. Có thể chỉ là mã giảm giá, sản phẩm quà tặng… Hơn nữa hợp tác với những KOL này còn giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu và tương tác trên mạng xã hội.
Doanh nghiệp cũng có thể mời những khách hàng đặc biệt này hợp tác bán hàng bằng cách đặt link affiliate.
—
7. Sử dụng Chatbot để phát triển trải nghiệm khách hàng
Như đã nói ở trên, với social commerce, việc tạo nên quy trình mua hàng thuận tiện là tối quan trọng. Chatbot chính là công cụ giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu này một cách toàn diện.
Với Chatbot, nhãn hàng có thể dễ dàng gửi đến khách hàng tiềm năng thông tin về sản phẩm. Về chương trình khuyến mãi. Cung cấp hướng dẫn chọn sản phẩm và mua hàng. Trả lời các câu hỏi thường gặp. Chatbot còn là giải pháp remarketing và chăm sóc khách hàng vô cùng hiệu quả.
Đặc biệt Chatbot của Ecomobi còn có thể tự động chốt đơn hàng và cập nhật lên hệ thống quản trị đơn hàng. Tính năng này giúp doanh nghiệp giảm thiểu công việc sử dụng sức người. Từ đó tối ưu chi phí nhân sự.
—
- Tham gia SSP – Cộng đồng Social Commerce (Facebook Group dành cho các Brand)
- Hoặc tham gia Cộng đồng Social Seller Việt Nam (Facebook Group dành cho Social Seller)