KOC, KOL vẫn luôn là công cụ đắc lực, giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn đến với người tiêu dùng trong các chiến dịch tiếp thị liên kết. Trong thời đại bùng nổ của các kênh thương mại điện tử, hình thức mua sắm trực tuyến đang được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Cùng với đó, sức ảnh hưởng của KOC và KOL đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng dẫn trở nên rõ ràng hơn.
Phân biệt KOC và KOL khác nhau ở điểm nào?
Với sự bùng nổ của các nền tảng livestream, các sàn Thương Mại Điện Tử, KOC và KOL đã trở thành một trong những nhân tố trọng tâm. Trong các chiến dịch affiliate marketing, chúng ta vẫn thường nghe về KOCs và KOLs nhưng vẫn có nhiều bạn chưa thực sự phân biệt đúng 3 thuật ngữ này. Hãy tham khảo ngay dưới đây nhé!
Về khái niệm
KOL hay còn được biết đến với định nghĩa đầy đủ là Key Opinion Leader và được hiểu là những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn với cộng đồng người hâm mộ trong một lĩnh vực nào đó. Các hành động của KOL luôn thu hút sự chú ý từ người hâm mộ và nhờ vào đó trở hành yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của họ.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp KOL, điển hình có thể kể đến các hot Tiktoker, blogger, hot Instagram, ca sĩ nổi tiếng, hotfce, ngôi sao điện ảnh,… Họ là người thường xuyên có những phát ngôn hoặc hành động tương tác trực tiếp với người hâm mộ. Tuy nhiên, do sức ảnh hưởng lớn, KOL sẽ phù hợp hơn khi được sử dụng trên rộng rãi các phương tiện thông tin dành cho số đông.
Một khi KOL đưa ra suy nghĩ của mình về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, rất có thể điều này đang nằm trong một chiến dịch quảng bá nào đó. Từ uy tín của mình, sản phẩm hoặc dịch vụ này sẽ dễ dàng được đón nhận một cách nhanh chóng.
KOC tương tự như KOL cũng là một từ viết tắt và định nghĩa đầy đủ là Key Opinion Consumer. Một cách đơn giản hơn, đây là những người dùng mang tính chủ chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người dùng khi đang cần ra quyết định. Để định hướng suy nghĩ và hành vi người dùng theo một kịch bản sẵn có, KOC sẽ nói ra cảm nhận cũng như đánh giá của mình về một sản phẩm hoặc dịch vụ. Hoặc trong một số trường hợp, KOC cũng chính là một người dùng thực tế và họ chia sẻ cảm nhận thực tế sau khi sử dụng. KOC được phát triển dựa trên nền tảng KOL khi thị trường ngày có những nhóm đối tượng người dùng khác nhau
Xuất phát tại Trung Quốc, vào năm 2019, từ một trào lưu nổi tiếng trên mạng xã hội. Cho đến nay, xu hướng này ngày càng một phát triển mạnh mẽ tại thị trường Châu Á và được một số quốc gia phương Tây đưa vào trong chiến lược quảng cáo của mình. Trong khi KOL sẽ có nhiệm vụ đảm bảo vệ độ phủ thương hiệu của sản phẩm hoạch dịch vụ trên thị trường. Đối với KOC, nhiệm vụ có phần nặng nề hơn, với mục tiêu cần làm cho khách hàng nhận ra được giá trị của sản phẩm và dịch vụ. Đánh giá đến từ KOC mang tính khách quan và trung lập, nhằm đưa đến một cái nhìn chính xác nhất. Nếu như KOL thường được chi trả một mức phí nhất định cho mỗi chiến dịch quảng bá, KOC lại không được vậy. Đổi lại, KOC sẽ có được nguồn thu nhập từ việc giới thiệu sản phẩm, qua đó nhận hoa hồng.
Về mức độ ảnh hưởng
Khi đánh giá dựa trên số lượng người hâm mộ, KOL sẽ có sức ảnh hưởng lớn hơn so với KOC. Ngược lại, do sức ảnh hưởng có phần dàn trải, KOL không có được sự tin tưởng như đối với KOC. Do khi có dấu hiệu của việc quảng cáo cho thương hiệu, người dùng có suy nghĩ rằng KOL sẽ được trả tiền để nói theo kịch bản hơn là cảm nhận thực tế. Chính vì lý do đó, khi một thương hiệu cần đến chiến dịch lan tỏa hình ảnh, việc lựa chọn KOL thay vì KOC sẽ có kết quả tốt hơn.
Về phía KOC, không có được lượng người theo dõi lớn như KOL nhưng đây lại là lượng người theo dõi tương đối “trung thành”. Bởi vì một đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó của KOC đều dựa trên thực tế. Điều này tạo được niềm tin và tác động đến khách hàng thực tế, góp phần thúc đẩy khả năng ra quyết định. KOC có nguồn thu dựa trên hoa hồng mỗi đơn hàng, cho nên KOC cũng cần phải biết làm sao để mang lại doanh thu cao nhất có thể.
Khi nào nên sử dụng KOL và KOC
Khi nào nên sử dụng KOL
- Cần độ phủ thương hiệu cho một sản phẩm mới ra mắt: Đây có lẽ là trường hợp phổ biến nhất mà bạn có thể bắt gặp có sự xuất hiện của KOL. Thông qua chia sẻ của KOL dưới nhiều hình thức khác nhau trên các nền tảng mạng xã hội, hình ảnh của sản phẩm nhanh chóng được lan tỏa tới người tiêu dùng trên diện rộng.
- Đại sứ, gương mặt đại diện cho thương hiệu: Việc chọn một gương mặt phù hợp với thương hiệu làm đại sứ cũng là một cách thức mang lại hiệu quả lớn. Việc kết hợp đối tượng người dùng và người hâm mộ có cùng chung sở thích giúp người dùng dễ dàng đón nhận hình ảnh thương hiệu hơn.
Khi nào nên sử dụng KOC
- Thúc đẩy doanh thu trong thời gian ngắn: Bằng cách tạo niềm tin qua các đánh giá thực tế, một sản phẩm có thể nhanh chóng đạt được doanh thu lớn trong khoảng thời gian tức thì. Hình thức đánh giá sản phẩm ngày một phát triển trên các mạng xã hội tiêu biểu như Facebook, YouTube và Tik Tok, có thể thu hút đến hàng triệu lượt xem.
- Tăng tỉ lệ chuyển đổi: Việc bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử hoặc website luôn cần đến tỉ lệ chuyển đổi cao. Một khi người dùng đặt niềm tin vào KOC, đồng nghĩa họ cũng dành một phần niềm tin cho các website hoặc sàn thương mại điện tử do KOC giới thiệu.
Để trở thành KOL và KOC thành công cần gì?
Một KOL (Key Opinion Leader) và KOC (Key Online Celebrity) thành công cần rất nhiều yếu tố, sau đây là một số yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý:
- Hiểu về thế mạnh của bản thân: Việc nắm được thế mạnh của bản thân sẽ giúp bạn tự tin thể hiện bản thân hơn và dễ dàng lấy được niềm tin từ người theo dõi. Người theo dõi không phải là những người không biết gì, một khi bạn chia sẻ sai kiến thức, bạn có thể mất một số lượng lớn người theo dõi ngay lập tức. Bên cạnh đó, bạn còn cần đến trải nghiệm thực tế, yếu tố quan trọng giúp lời nói của bạn có tính khách quan.
- Đối tượng khách hàng cần nhắm đến: Cũng như khi bạn bán hàng, bạn cần lựa chọn cho mình đối tượng khách hàng sao cho phù hợp. Bạn có thể tham gia một số khóa học về Marketing để hiểu hơn cũng có cái nhìn chính xác nhất về vấn đề này.
- Chăm sóc tốt cho bản thân: Vì là người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng, bạn sẽ phải thường xuyên xuất hiện trước đám đông. Việc đầu tư cho bản thân là một điều rất quan trọng, một hình tượng tốt sẽ giúp bạn có được cái nhìn thiện cảm hơn và tin tưởng hơn.
- Mở rộng mạng lưới kết nối: Một KOL và KOC thực thụ luôn cần đến một khả năng networking tốt. Việc xây dựng được mạng lưới kết nối tốt với các đồng nghiệp và nhãn hàng giúp bạn có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cũng như khả năng học hỏi phát triển bản thân. Chính vì vậy, hãy cố gắng tạo dựng các mối quan hệ tốt càng nhiều càng tốt.
Cách kiếm tiền thụ động tại Ecomobi dành cho KOC, KOL
KOC và KOL đều có những cấp độ ảnh hưởng và tầm quan trọng khác nhau đối với các nhãn hàng. KOLs đem đến những hiệu quả về tương tác, KOC sẽ mang đến những con số về doanh thu. Chính vì vậy, Ecomobi sẽ giới thiệu cách kiếm tiền thụ động dành cho KOC, KOL cụ thể như sau:
Ecomobi là nền tảng tiếp thị dựa trên hiệu suất với hơn 5 năm hình thành và phát triển. Khi tham gia vào Ecomobi, KOC, KOL sẽ trở thành một người quảng bá sản phẩm, dịch vụ và sẽ nhận về phần hoa hồng “khổng lồ” khi có người thực hiện hành động mua hàng thông qua đường link mà bạn gắn trên các bài post, video review. Để tham gia kiếm tiền thụ động cùng Ecomobi, bạn thực hiện một số bước cơ bản sau:
- Bước 1: Cập vào link Ecomobi và điền đầy đủ thông tin để hoàn tất đăng ký
- Bước 2: Tạo link affiliate
- Bước 3: Quảng bá, chia sẻ link affiliate đến với người xem
- Bước 4: Vào mục thanh toán, kiểm tra phần hoa hồng thực trả và nhận hoa hồng.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về KOL và KOC. Hy vọng bạn có thêm những kiến thức hữu ích và kiếm tiền thụ động hiệu quả cùng Ecomobi.
Contact us, Ecomobi:
– Fanpage: https://www.facebook.com/ecomobi.ssp
– Instagram: https://www.instagram.com/ecomobi_ssp
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@ecomobipassiovietnam
– Email: info@ecomobi.com