Bao nhiêu view thì được tiền Youtube? Cách tính view của Youtube? Cách tính tiền Youtube như thế nào?,… đều là những thắc mà bất cứ Youtuber nào cũng đều quan tâm trên hành trình làm MMO. Trong bài viết này, Ecomobi sẽ giải đáp chi tiết về công thức tính tiền Youtube kèm theo ví dụ cụ thể.
Tổng quan về kiếm tiền trên YouTube
Youtube trả tiền như thế nào?
Cách tính tiền Youtube dựa trên mô hình chia sẻ doanh thu từ quảng cáo. Các nhà quảng cáo trả tiền để hiển thị quảng cáo trên video, sau đó YouTube chia sẻ một phần doanh thu đó cho những người sáng tạo nội dung (content creators). Tỷ lệ sẽ là 55% cho người sáng tạo và 45% cho YouTube/Google.
Ví dụ: một advertise chi 50.000.000VND để quảng cáo trên kênh của bạn, bạn có thể kiếm được ngay 27.500.000 VND. Bạn sẽ kiếm được cả “lượt hiển thị”, tức là số lượt xem quảng cáo nhận được và “lượt nhấp qua”, tức là khi ai đó nhấp vào quảng cáo để biết thêm thông tin.
Khi tìm cách kiếm tiền trên YouTube, hãy nhớ rằng mọi video đều có khả năng kiếm tiền cho bạn, ngay cả khi một video có thể chỉ kiếm được $1/ngày. Nhưng hãy tưởng tượng khi bạn có 10 video đạt cùng tiêu chuẩn hoặc 100 video. Khi bạn xây dựng thư viện nội dung của mình, bạn có khả năng kiếm được nhiều hơn theo cấp số nhân theo thời gian.
Điều kiện bật kiếm tiền Youtube
Để bật tính năng kiếm tiền từ video Youtube thì trước hết, tài khoản của bạn cần tham gia vào Chương trình Đối tác YouTube (Youtube Partner Program) và đáp ứng được điều kiện kiếm tiền trên Youtube. Cụ thể như sau:
- 1.000 người đăng ký kênh.
- 4.000 giờ xem công khai trong 12 tháng gần nhất hoặc 10 triệu lượt xem công khai đối với các video ngắn (Shorts) trong 90 ngày gần nhất.
- Tuân thủ chính sách của YouTube.
- Kết nối tài khoản Google AdSense để nhận thanh toán.
Tuy nhiên mới đây, Youtube đã cập nhật chính sách kiếm tiền Youtube mới nhất cho phép các nhà sáng tạo nội dung tham gia vào chương trình Chương trình Đối tác YouTube (Youtube Partner Program) sớm hơn và dễ dàng hơn. Những điều kiện mới là:
- 500 người đăng ký
- 3 video tải lên công khai trong 90 ngày gần nhất
- 3.000 giờ xem công khai hợp lệ trong 356 ngày gần nhất hoặc 3 triệu lượt xem video Shorts công khai trong 90 ngày gần nhất.
Lưu ý: điều kiện mới này chưa mở khóa tính năng Chia sẻ doanh thu từ quảng cáo, do đó, các nhà sáng tạo nội dung vẫn cần đạt mốc điều kiện trên để mở khóa toàn bộ tính năng kiếm tiền từ Youtube.
Các nguồn doanh thu trên Youtube
Doanh thu từ quảng cáo (Ad Revenue)
Quảng cáo là nguồn thu nhập chính. Khi người xem video tiếp xúc với quảng cáo, bạn sẽ kiếm tiền thông qua các chỉ số sau:
- CPM (Cost Per Mille): Cách tính tiền Youtube này nghĩa là số tiền nhà quảng cáo trả cho mỗi 1.000 lần hiển thị quảng cáo. Ví dụ: CPM tại Việt Nam dao động từ 0.3 đến 0.5 USD/1.000 lượt xem và video của bạn có 10.000 lượt hiển thị quảng cáo, thu nhập sẽ là: (10.000/1.000) × 0,5 USD = 5 USD.
- CPC (Cost Per Click): Số tiền nhận được khi người xem nhấp vào quảng cáo. Ví dụ: Nếu CPC là 0,2 USD, và có 100 lượt nhấp quảng cáo, thu nhập là: 100 × 0,2 USD = 20 USD.
- CPV (Cost Per View): Một hình thức thanh toán Affiliate Marketing khác trong đó số tiền nhận được cho mỗi lượt xem quảng cáo. Loại này phổ biến trong các quảng cáo short video.
Doanh thu từ YouTube Shorts
Kể từ 2023, YouTube chia 45% doanh thu từ quảng cáo trên Shorts cho người sáng tạo, phần còn lại để trả phí bản quyền âm nhạc.
Ví dụ: Nếu bạn tạo Shorts có 1 triệu lượt xem, với CPM là 1 USD, thu nhập ước tính là: (1.000.000 × 45%) / 1.000 × 1 USD = 450 USD.
Các nguồn thu khác
- Thành viên kênh (Channel Memberships): Người xem trả phí hàng tháng để nhận đặc quyền.
- Siêu chat (Super Chat) và siêu stickers: Người xem trả tiền để gửi tin nhắn nổi bật trong livestream.
- YouTube Shopping Affiliate: cho phép bạn gắn link sản phẩm và làm tiếp thị liên kết từ video.
- Tài trợ thương hiệu (Brand Sponsorships): Các nhãn hàng trả tiền để bạn quảng bá sản phẩm/dịch vụ.
>>> Xem thêm: So sánh kiếm tiền qua Youtube và Tiktok: Nền tảng nào tốt hơn?
Cách tính tiền YouTube cho creator
Công thức cơ bản
Doanh thu YouTube = (Tổng số lần hiển thị quảng cáo x CPM) + (Số lượt xem x CPC) + (Số lượt xem x CPV)
Trong đó:
- Tổng số lần hiển thị quảng cáo (Ads Impression: số lần quảng cáo xuất hiện trước mắt người xem trên YouTube. Bạn có thể tìm thông tin này trên YouTube Analytics hoặc thông qua agency quảng cáo.
- CPM (Cost Per Mille): số tiền nhà quảng cáo trả cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.
- Số lượt xem: Là số lần người xem xem video của bạn. Chỉ số rất quan trọng vì liên quan trực tiếp đến chi phí mỗi lượt click (CPC) và chi phí mỗi lượt xem video (CPV)
- CPC (Cost Per Click): số tiền nhà quảng cáo trả mỗi khi có người click vào quảng cáo của họ.
- CPV: Là số tiền nhà quảng cáo trả cho mỗi lượt xem quảng cáo video
Ví dụ:
Chỉ số | Giá trị |
Số lượt xem video (view) | 100.000 |
Tổng số lần hiển thị quảng cáo | 50.000 |
Lượt nhấp vào quảng cáo | 1.000 |
Giá mỗi 1000 lần hiển thị (CPM) | 0,3 USD |
Giá mỗi lượt click (CPC) | 0,1 USD |
Doanh thu = 115 USD
- Từ CPM: (50.000/1.000) × 0,3 USD = 15 USD.
- Từ CPC: 1.000 × 0,1 USD = 100 USD.
Phân biệt giữa số lần hiển thị quảng cáo và số lượt xem (view)
Một hiểu lầm phổ biến là YouTube trả tiền cho nhà sáng tạo dựa trên lượt xem video. Thực tế, bạn chỉ được trả khi người xem xem quảng cáo trên video của bạn.
- Lượt xem video: Số lần video của bạn được mọi người xem.
- Lượt xem quảng cáo: Số lần quảng cáo trên video của bạn được xem, khi người xem theo dõi quảng cáo trên 30 giây.
Ví dụ như dưới đây, 6751 views nghĩa là lượt xem video ≠ lượt xem quảng cáo.
Cách tính view quảng cáo của Youtube
Theo quy đinh về cách tính tiền Youtube: Các YouTuber sẽ không được trả tiền nếu người xem ấn Bỏ qua quảng cáo (Skip ad). Thông thường, các nhà quảng cáo trả tiền cho YouTube theo lượt tương tác (người xem xem quảng cáo trong ít nhất 30 giây). Nếu người xem bỏ qua trước thời gian này, YouTube sẽ không tính phí nhà quảng cáo hoặc trả tiền cho YouTuber. Nếu họ nhấp vào quảng cáo, YouTuber sẽ được trả tiền.
Hiện nay có các quảng cáo đệm không thể bỏ qua trong 6s, được tính phí theo cơ sở CPM, tức là theo 1.000 lượt xem. Chúng được tính nếu người xem xem ít nhất 2s.
Youtube trả bao nhiêu tiền cho mỗi lượt video?
Mỗi quốc gia thường có cách tính tiền YouTube khác nhau, phụ thuộc bởi:
- Chi phí quảng cáo tại quốc gia đó: Chi phí cao hơn nếu đối tượng nhắm mục tiêu ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, hoặc Úc.
- Ngành hàng/dịch vụ quảng cáo: Các ngành như tài chính, công nghệ, sức khỏe thường có chi phí cao hơn so với thời trang hay giải trí vì đó là các lĩnh vực sinh lời cao.
- Từ khóa và đối thủ cạnh tranh: Từ khóa phổ biến hoặc cạnh tranh cao sẽ tăng chi phí CPC/CPM.
Kết luận: Việt Nam nằm trong “vùng ven” của Youtube nên số tiền Youtuber nhận được cho mỗi lượt xem video từ Youtube khá thấp.
Mức CPM thường dao động từ 0,3 USD – 0,5 USD. Điều này có nghĩa là mỗi 1.000 lượt xem, bạn có thể kiếm được từ khoảng 7.500 – 12.500 VND tùy thuộc vào chất lượng nội dung và đối tượng khán giả mục tiêu
Mức RPM (Revenue per Mille – doanh thu mỗi 1.000 lượt xem): RPM thấp hơn CPM vì YouTube giữ lại khoảng 45% doanh thu từ quảng cáo. Thông thường, RPM ở Việt Nam chỉ đạt khoảng 0,1 – 0,3 USD cho mỗi 1.000 lượt xem.
Làm thế nào để tăng RPM YouTube?
Để đạt được RPM (Page revenue per thousand impressions – Doanh thu trên một nghìn lượt xem quảng cáo) cao hơn trên YouTube, bạn cần phải sáng tạo nội dung có chiến lược và hiểu rõ thông tin nhân khẩu học của khán giả.
Ưu tiên video thông thường hơn short video video dài hơn 8 phút
Mặc dù video ngắn là đang trở thành 1 trong những định dạng phổ biến trên YouTube, nhưng mức RPM lại thấp hơn so với video thông thường. Vì thế tập trung vào tạo video thông thường, có độ dài chuẩn sẽ dẫn đến CPM cao hơn vì các định dạng này thường thu hút nhiều tùy chọn quảng cáo sinh lợi hơn và số liệu tương tác tốt hơn.
Ngoài ra, với các video có thời lượng dài (từ 8 phút trở lên) sẽ có thêm lợi thế là đủ điều kiện để chạy quảng cáo giữa video. Điều này có nghĩa là quảng cáo có thể được đặt không chỉ trước và sau mà còn trong giữa video, từ đó thêm cơ hội tăng doanh thu. Đặc biệt, bạn cần nắm được cách tránh vi phạm bản quyền Youtube để không bị hạn chế tính năng kiếm tiền hay thậm chí là khóa kênh.
Nhắm mục tiêu đến các quốc gia có CPM cao
RPM của bạn có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào vị trí của đối tượng mục tiêu (người xem). Một số quốc gia có CPM cao hơn đồng nghĩa bạn sẽ kiếm được nhiều hơn.
Tạo nội dung trong các phân khúc trả tiền cao
Một số lĩnh vực như công nghệ, tài chính, digital marketing,.. thường có CPM cao hơn. Nếu các lĩnh vực này phù hợp với chuyên môn và sở thích của bạn, việc tập trung nội dung của bạn vào đây có thể mang lại lợi nhuận.
Tỷ lệ RPM và CPM của YouTube theo ngành hàng
Các câu hỏi thường gặp
- Bạn có thể kiếm được bao nhiêu trên YouTube? Sẽ không có con số chính xác thể mức thu nhập từ Youtube hoặc mức thu nhập từ số lượt xem quảng cáo. Khoản thu nhập từ YouTube phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm lượt xem, quốc gia của khán giả, loại nội dung, chi phí CPC/CPM,..
- 1000 view youtube được bao nhiêu tiền ở Việt Nam? Trung bình bạn có thể kiếm được từ 0,2 USD – 0,5 USD (tương đương 4.600 – 11.500 VNĐ)
- 1.000.000 view Youtube được bao nhiêu tiền ở Việt Nam? Với 1 triệu view xem quảng cáo sẽ mang lại khoảng 200 – 500 USD (4,6 triệu – 11,5 triệu VNĐ).
- 1 triệu lượt đăng ký Youtube được bao nhiêu tiền? Theo trang Descript, một YouTuber với 1 triệu lượt đăng ký có thể kiếm được từ 14.600 – 54.600 USD/tháng, tương đương khoảng 350 triệu – 1,31 tỷ VNĐ/tháng (với tỷ giá 24.000 VNĐ/USD).
- YouTuber có còn được trả tiền khi bỏ qua quảng cáo không? Câu trả lời là Không! Nếu người xem bỏ qua quảng cáo thì creator sẽ không nhận được tiền từ quảng cáo đó. Doanh thu chỉ được tính khi người xem xem quảng cáo ít nhất 30s hoặc click vào quảng cáo!
Với những chia sẻ về cách tính tiền Youtube phía trên, bạn sẽ hiểu được công thức và từ đó xác định được chiến lược phát triển kênh phù hợp để tạo ra doanh thu tối đa từ Youtube.
Liên hệ Ecomobi
– Fanpage: https://www.facebook.com/ecomobi.ssp
– Instagram: https://www.instagram.com/ecomobi_ssp
– TikTok: https://www.tiktok.com/@ecomobipassiovietnam
– Email: info@ecomobi.com