Skip to content
Ecomobi logo
  • Về Ecomobi
    • Nền tảng Passio
    • Về Chúng Tôi
    • Liên Hệ
    • Trung tâm trợ giúp
  • Nhãn hàng
    • Tổng quan
    • Tiếp Thị Liên Kết
    • Tiếp Thị Người Ảnh Hưởng
    • Dịch vụ Booking Influencer
    • Nội Dung Do Người Dùng Tạo
  • Nhà sáng tạo
    • Tổng quan
    • Khám Phá Chiến Dịch
    • Công cụ dành cho nhà sáng tạo
  • Publishers
    • Tổng quan
    • Affiliate
    • Công cụ dành cho publisher
    • API
  • Khám phá
    • Blog
    • Sự kiện
    • Câu chuyện thành công
    • Academy
  • Bắt đầu
    For Brands
    Contact us
    For Creators
    Sign up
    Login
  • Tiếng Việt
    • English
    • Indonesian
Ecomobi logo
  • Về Ecomobi
    • Nền tảng Passio
    • Về Chúng Tôi
    • Liên Hệ
    • Trung tâm trợ giúp
  • Nhãn hàng
    • Tổng quan
    • Tiếp Thị Liên Kết
    • Tiếp Thị Người Ảnh Hưởng
    • Dịch vụ Booking Influencer
    • Nội Dung Do Người Dùng Tạo
  • Nhà sáng tạo
    • Tổng quan
    • Khám Phá Chiến Dịch
    • Công cụ dành cho nhà sáng tạo
  • Publishers
    • Tổng quan
    • Affiliate
    • Công cụ dành cho publisher
    • API
  • Khám phá
    • Blog
    • Sự kiện
    • Câu chuyện thành công
    • Academy
  • Bắt đầu
  • Tiếng Việt
    • English
    • Indonesian
Menu
  • Về Ecomobi
    • Nền tảng Passio
    • Về Chúng Tôi
    • Liên Hệ
    • Trung tâm trợ giúp
  • Nhãn hàng
    • Tổng quan
    • Tiếp Thị Liên Kết
    • Tiếp Thị Người Ảnh Hưởng
    • Dịch vụ Booking Influencer
    • Nội Dung Do Người Dùng Tạo
  • Nhà sáng tạo
    • Tổng quan
    • Khám Phá Chiến Dịch
    • Công cụ dành cho nhà sáng tạo
  • Publishers
    • Tổng quan
    • Affiliate
    • Công cụ dành cho publisher
    • API
  • Khám phá
    • Blog
    • Sự kiện
    • Câu chuyện thành công
    • Academy
  • Bắt đầu
  • Tiếng Việt
    • English
    • Indonesian

Quy trình thực hiện chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Chiến dịch Influencer Marketing không chỉ là xu hướng mà còn là một “vũ khí bí mật” giúp doanh nghiệp bứt phá trong thời đại số? Nhưng làm thế nào để thiết kế một quy trình bài bản, tránh lãng phí nguồn lực mà vẫn đảm bảo thành công vượt mong đợi? Câu trả lời nằm ngay trong bài viết dưới đây!

Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing là chiến lược tiếp thị sử dụng sức ảnh hưởng của các cá nhân (Influencers) để truyền tải thông điệp thương hiệu thông qua các nền tảng mạng xã hội, nội dung video, blog, hoặc các kênh truyền thông khác. Họ có khả năng định hướng quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng cụ thể nhờ sự tin tưởng và gắn bó từ cộng đồng theo dõi.

Trinh Phạm - 1 trong những beauty blogger thường xuyên xuất hiện trong các chiến dịch quảng cáo mỹ phẩm
Trinh Phạm – 1 trong những beauty blogger thường xuyên xuất hiện trong các chiến dịch quảng cáo mỹ phẩm

Trong bối cảnh số hóa mạnh mẽ tại Việt Nam, Influencer Marketing đang trở thành một công cụ tiếp thị không thể thiếu. Theo các nghiên cứu gần đây:

  • 82% các nhà tiếp thị đã dành ngân sách riêng các chiến dịch Influencer Marketing, thể hiện sự tăng trưởng đáng kể từ năm 2017, khi con số này chỉ ở mức 37%. Khoảng 67% thương hiệu dự kiến tăng ngân sách cho hoạt động này trong những năm tới.
  • Trên nền tảng như TikTok, 79% người tiêu dùng tại Việt Nam mua hàng qua gợi ý của Influencers, cho thấy khả năng thúc đẩy hành vi mua sắm từ các cá nhân có sức ảnh hưởng lớn.
  • 88% người tiêu dùng tin tưởng vào khuyến nghị từ Influencers hơn so với quảng cáo truyền thống, nhờ vào sự chân thực và tương đồng với khách hàng mục tiêu.
Người dùng ngày càng có xu hướng mua hàng theo review/gợi ý từ các KOL/KOC
Người dùng ngày càng có xu hướng mua hàng theo review/gợi ý từ các KOL/KOC

Phân biệt Influence và người nổi tiếng (Celebrity)

Tiêu chíInfluencerCelebrity
Nguồn gốcĐược công nhận nhờ vào kiến thức, nội dung sáng tạo hoặc chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể.Nổi tiếng qua truyền thông đại chúng, giải trí, thể thao hoặc nghệ thuật.
Tầm ảnh hưởngTập trung vào một ngách (niche) cụ thể, ví dụ: mẹ và bé, làm đẹp.Có ảnh hưởng rộng lớn, thường ít tương tác trực tiếp với người hâm mộ.
Nền tảng hoạt độngChủ yếu trên mạng xã hội (Instagram, TikTok, YouTube).Phương tiện truyền thông truyền thống như TV, báo chí, hoặc phim ảnh.
Mức độ tin cậyĐược đánh giá cao nhờ sự chân thực, kết nối cá nhân.Thường mang tính biểu tượng hơn là tạo cảm giác gần gũi.
Chi phí hợp tácThường thấp hơn, phù hợp cho cả doanh nghiệp nhỏ và vừa.Chi phí hợp tác cao hơn, thường chỉ phù hợp với các chiến dịch lớn

Ví dụ:

  • Influencer: Một beauty blogger như Trinh Phạm thường được các thương hiệu mỹ phẩm mời quảng bá sản phẩm vì nội dung cô tạo ra gần gũi với phụ nữ trẻ, những người quan tâm đến làm đẹp.
  • Celebrity: Một ngôi sao nổi tiếng như Sơn Tùng M-TP được nhãn hàng lớn như Pepsi hoặc OPPO chọn làm gương mặt đại diện nhờ sức hút rộng rãi với công chúng.
Các chiến dịch Influencer Marketing thường mang lại tỷ lệ tương tác cao hơn, với chi phí hợp lý hơn so với các người nổi tiếng lớn. Điều này tạo cơ hội cho cả doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng lợi thế
Các chiến dịch Influencer Marketing thường mang lại tỷ lệ tương tác cao hơn, với chi phí hợp lý hơn so với các người nổi tiếng lớn. Điều này tạo cơ hội cho cả doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng lợi thế

Phân loại Influencer

Influencer có thể được phân loại dựa trên ngành nghề và chuyên môn của họ. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất để chia nhóm influencer là dựa trên số lượng người theo dõi.

  • Nano-influencer: 1.000 –  10.000 người theo dõi.
  • Micro-influencer: 10.000 – 50.000 người theo dõi.
  • Mid-tier influencers: 50.000 – 500.000 người theo dõi.
  • Macro-influencer: 500.000 – 1.000.000 người theo dõi.
  • Mega-influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi.
Nano-influencers thực sự có sức ảnh hưởng “khá mạnh” ở Việt Nam
Nano-influencers thực sự có sức ảnh hưởng “khá mạnh” ở Việt Nam

Các bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả

Bước 1: Xây dựng kế hoạch

Để triển khai một chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả, bước khởi đầu quan trọng là phát thảo một kế hoạch tổng thể, sau đó chuyển sang xây dựng các chi tiết cụ thể. 

Phân tích nhu cầu và bối cảnh thương hiệu

Campaign Brief bao gồm thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ, bối cảnh thị trường, mục tiêu chiến dịch, đối tượng khách hàng mục tiêu, ý tưởng chủ đạo và thông điệp cần truyền tải). Để có được Campaign, bạn cần thực hiện nghiên cứu những vấn đề sau:

  • Tình trạng hiện tại: Nhận diện thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường, mối liên kết với khách hàng.
  • Ngân sách: Khả năng tài chính sẽ quyết định việc hợp tác với Nano, Micro hay Macro Influencers.
  • Đối thủ: Học hỏi từ các chiến dịch thành công của đối thủ, đồng thời tìm ra cơ hội khác biệt.
  • Hiểu rõ chân dung khách hàng lý tưởng: Độ tuổi, giới tính, thu nhập, thói quen tiêu dùng, sở thích, nền tảng họ sử dụng (TikTok, Instagram, Facebook).

Đây là bước quan trọng khi thực hiện chiến dịch Influencer Marketing. Càng xác định rõ chân dung khách hàng – người mua hàng (insight customer) thì thương hiệu càng đưa ra được những chiến lược, cách tiếp cận phù hợp và đặc biệt sẽ quyết định đến việc lựa chọn Influencer phù hợp ở bước tiếp theo.

Người tiêu dùng ngày càng ưa thích việc tương tác trực tiếp và xu hướng mua hàng qua gợi ý của những KOL/KOC
Người tiêu dùng ngày càng ưa thích việc tương tác trực tiếp và xu hướng mua hàng qua gợi ý của những KOL/KOC

Từ Campaign Brief, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về toàn bộ chiến dịch marketing tổng thể và từ đó xác định được các nội dung cần thiết để viết Influencer Brief.

Influencer Brief cần có những nội dung gì?

Một Influencer Brief thường được chia thành ba phần chính:

Nội dung cần thực hiện (What): Đây là phần định rõ các nhiệm vụ mà Influencer cần hoàn thành, bao gồm loại nội dung họ phải tạo ra, chủ đề chính, hoặc những yêu cầu cụ thể liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, hoặc thông điệp thương hiệu.

Cách thức thực hiện (How): Phần này tập trung vào cách Influencer nên thể hiện nội dung: phong cách viết, hình ảnh minh họa, giọng điệu, hoặc kênh truyền thông cụ thể mà họ cần sử dụng (Instagram, TikTok, YouTube,…).

Các chỉ tiêu KPI (Influencer KPI): Đây là phần trọng tâm trong chiến dịch Influencer Marketing để xác định các mục tiêu đo lường được từ chiến dịch. Influencer KPI thường được xây dựng dựa trên mục tiêu truyền thông từ Campaign Brief và bao gồm hai nhóm:

  • Output: Những yêu cầu cụ thể mà Influencer cần hoàn thành như số lượng bài đăng, lịch đăng tải, nội dung bắt buộc trong bài (hashtag, tag thương hiệu, link) hoặc số lần tham dự sự kiện (nếu có)
  • Outcome: Các kết quả mong đợi từ chiến dịch như mức độ tiếp cận (Reach), số lượng tương tác (Like, Share, Comment), hành động cụ thể như tải ứng dụng, để lại thông tin liên hệ, hoặc tham gia chương trình khuyến mãi.

Lưu ý cho thương hiệu: Khi tạo Influencer Brief, thương hiệu cần đảm bảo các chỉ tiêu KPI rõ ràng, cụ thể và phù hợp với mục tiêu chiến dịch. Điều này giúp Influencer hiểu rõ kỳ vọng và tạo ra nội dung chất lượng, vừa đáp ứng nhu cầu thương hiệu vừa thu hút khách hàng mục tiêu. 

Cách đặt mục tiêu cụ thể (SMART Goals)

Trước khi bắt đầu bất cứ một chiến dịch Marketing nào, xác định được mục tiêu chính là điều tối quan trọng. Mục tiêu càng cụ thể, càng chi tiết thì các bước thực hiện sẽ càng có tính thực tế và hỗ trợ cho việc thực hiện chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả. Mô hình SMART là mô hình phổ biến, được áp dụng nhiều nhất hiện nay. SMART giúp chúng ta cụ thể hoá được mục tiêu, tránh tình trạng mơ hồ khi chính chúng ta khi nhìn lại hoặc cần truyền đạt lại cho đội 

  • Specific (Cụ thể): Thay vì “tăng nhận diện thương hiệu”, mục tiêu sẽ là “tăng số lượt theo dõi fanpage lên 10.000 trong 2 tháng”.
  • Measurable (Đo lường được): Theo dõi thông qua KPI như lượt xem video, tỷ lệ tương tác (engagement rate), số lượt nhấp (click-through rate), doanh thu từ các đơn mua thông qua link affiliate của influencer,…
  • Achievable (Khả thi): Nếu ngân sách hạn chế, không nên đặt mục tiêu tăng trưởng doanh số quá cao mà tập trung vào các chỉ số trung gian như tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Relevant (Liên quan): Mục tiêu cần liên kết chặt chẽ với chiến dịch tổng thể của thương hiệu.
  • Time-bound (Thời gian cụ thể): Đặt giới hạn thời gian rõ ràng, ví dụ “trong quý I năm 2024”.

Ví dụ: 

  • Một startup thời trang thực hiện chiến dịch tăng doanh số bán hàng qua Instagram thêm 15% trong 3 tháng. Chiến lược hợp tác với 10 Micro Influencers có phong cách ăn mặc phù hợp để tạo nội dung “mix & match” và thực hiện đo lường bằng cách theo dõi số lượt nhấp vào liên kết mua hàng và sử dụng mã giảm giá cá nhân hóa cho từng Influencer.
  • Startup thực phẩm sạch thực hiện chiến dịch Marketing, trong đó có kết hợp với các influencer chuyên sáng tạo nội dung về ẩm thực hoặc lối sống healthy. Mục tiêu là bán 1000 đơn hàng trong vòng 3 tháng.
Những công ty chi tiêu nhiều nhất cho tiếp thị người có sức ảnh hưởng tại Việt Nam.
Những công ty chi tiêu nhiều nhất cho tiếp thị người có sức ảnh hưởng tại Việt Nam.

Bước 2: Lựa chọn Influencer

Lựa chọn Influencer phù hợp với mục tiêu và ngân sách là điều quan trọng nhất để tạo nên sự thành công của chiến dịch Influencer Marketing. Để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn hãy tham khảo tiêu chí sau:

Phù hợp với đối tượng mục tiêu

Đảm bảo Influencer có nhóm người theo dõi phù hợp với nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý) và sở thích của đối tượng mà thương hiệu hướng tới. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh sản phẩm làm đẹp cho nữ giới trẻ tuổi, các beauty blogger với lượng người theo dõi từ 18 – 30 tuổi sẽ là lựa chọn lý tưởng.

Influencer có sự phù hợp với hình ảnh thương hiệu

Influencer cần có hình ảnh cá nhân, phong cách sống và giá trị phù hợp với thương hiệu. Điều này giúp thông điệp truyền tải trở nên tự nhiên và đáng tin cậy. Ví dụ, một thương hiệu thực phẩm organic nên hợp tác với những Influencer có lối sống lành mạnh, quan tâm đến sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Ninh Dương Story trở thành lựa chọn "vàng" cho các nhãn hàng muốn tiếp cận giới trẻ
Ninh Dương Story trở thành lựa chọn “vàng” cho các nhãn hàng muốn tiếp cận giới trẻNinh Dương Story trở thành lựa chọn “vàng” cho các nhãn hàng muốn tiếp cận giới trẻ

Sự phù hợp về nội dung

Nội dung do Influencer tạo ra phải khớp với thông điệp thương hiệu và chiến dịch. Hãy xem xét chất lượng các bài đăng trước đó của họ: liệu chúng có phản ánh đúng giá trị mà bạn muốn truyền tải? Nội dung sáng tạo nhưng không phù hợp có thể làm giảm tính thống nhất của chiến dịch Influencer Marketing.

Các yếu tố bổ sung để tối ưu lựa chọn Influencer

Phân tích hiệu suất (Performance Metrics): Ngoài số lượng người theo dõi, hãy chú ý đến tỷ lệ tương tác (Engagement Rate). Một Influencer với 10.000 người theo dõi nhưng tỷ lệ tương tác cao có thể hiệu quả hơn nhiều so với một Influencer có 100.000 người theo dõi nhưng ít tương tác. 

Cách ước tính tỷ lệ tương tác (Engagement Rate)

  • Cách 1: (Tổng số lượt like + Tổng số lượt comment) / Tổng số lượng Follower * 100
  • Cách 2: (Tổng số lượt like + Tổng số lượt comment + Tổng số lượt chia sẻ) / Tổng số lượng Follower * 100

Ngoài ra, bạn có thể ước tính tỷ lệ tương tác trung bình của một tài khoản theo các bước sau:

  • Truy cập hồ sơ và nhấn vào mục “Likes” để xem tổng số lượt thích và đếm tổng số video đã đăng tải.
  • Lấy Tổng lượt thích / Tổng số video để tính mức độ yêu thích trung bình mỗi video.
  • Lấy kết quả này chia tiếp cho tổng số người theo dõi, sau đó *100 để ra tỷ lệ %

Kiểm tra tính xác thực (Authenticity): Đảm bảo rằng nhóm người theo dõi của Influencer không bao gồm tài khoản giả (fake followers). Các công cụ như HypeAuditor hoặc Social Blade có thể hỗ trợ phân tích điều này.

Ngân sách và vai trò: Cân nhắc chi phí hợp tác với Influencer (theo phân loại phía trên) dựa trên giá trị họ mang lại.

Bước 3. Thiết kế thông điệp và nội dung

Cần có sự đồng nhất về thông điệp thương hiệu và phong cách của Influencer. Đồng sáng tạo nội dung (Co-creation) là quá trình thương hiệu và Influencer cùng nhau tạo nên nội dung độc đáo, điều chỉnh thông điệp thương hiệu sao cho hài hòa với phong cách cá nhân và đặc điểm nhóm người theo dõi của Influencer.

Các thương hiệu cần làm những công việc sau khi thực hiện chiến dịch Influencer Marketing:

  • Thiết lập danh sách Influencers và vai trò cụ thể của từng người (trong trường hợp có nhiều người)
  • Chủ đề và thông điệp chính: Phân bổ từng thông điệp cho từng Influencer để đảm bảo nội dung không bị lặp lại nhưng vẫn hướng đến mục tiêu chung.
  • Định dạng nội dung cụ thể: Quy định rõ ràng các định dạng như video, bộ ảnh, bài viết, livestream,.. tùy thuộc vào đặc điểm từng nền tảng và nhóm khán giả.
  • Thời gian triển khai: Lên lịch chi tiết cho từng bước: từ gửi nội dung để duyệt, chỉnh sửa, đến thời gian đăng tải chính thức.
  • Phong cách cá nhân của Influencer: Tôn trọng sự sáng tạo và phong cách riêng của Influencer, nhưng vẫn đảm bảo họ tuân thủ những yêu cầu cơ bản về thông điệp và giá trị thương hiệu.
Xây dựng nội dung chất lượng, tạo ra nhiều điểm chạm với khách hàng chính là yếu tố thành công của mọi chiến dịch Marketing
Xây dựng nội dung chất lượng, tạo ra nhiều điểm chạm với khách hàng chính là yếu tố thành công của mọi chiến dịch Marketing

Bước 4. Triển khai chiến dịch Influencer Marketing

Quá trình này cần đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa thương hiệu và Influencer, tập trung vào hai kênh chính: Online và Offline.

  • Kênh phân phối nội dung Online: Influencer thường sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, và YouTube. Ngoài ra, có thể khai thác các diễn đàn, blog cá nhân, hoặc website của họ để tiếp cận đa dạng tệp khách hàng.
  • Kênh phân phối nội dung Offline: Sự kiện thương hiệu (influencer tham gia các talkshow, buổi ra mắt sản phẩm), chụp ảnh sản phẩm, hoạt động cộng đồng,…

Trong quá trình này, phía thương hiệu cần đưa ra các tài liệu quy định và hướng dẫn dành cho Influencer để đảm bảo nội dung phân phối đạt tiêu chuẩn.

  • Hướng dẫn tương tác: Quy định về cách trả lời câu hỏi và xử lý phản hồi tiêu cực từ người theo dõi.
  • Định hình nội dung: Xác định rõ giới hạn về ngôn từ, phong cách và hình ảnh để giữ vững sự đồng nhất thương hiệu.
  • Cam kết bảo mật: Ràng buộc về việc không tiết lộ các thông tin chiến lược hoặc dữ liệu nhạy cảm trong quá trình hợp tác.

Bước 5: Theo dõi và đo lường hiệu quả

Sau khi chiến dịch Influencer Marketing, việc đo lường kết quả là rất quan trọng. Hãy sử dụng các chỉ số cụ thể để đánh giá:

Đánh giá Output: Xác minh tiến độ thực hiện

Output đại diện cho các kết quả cụ thể và hữu hình, bao gồm số lượng nội dung đã được sáng tạo, phê duyệt và đăng tải bởi Influencers. Việc theo dõi Output tập trung vào:

  • Tiến độ sản xuất và đăng tải nội dung: Đảm bảo rằng các bài đăng, video hoặc hình ảnh được thực hiện đúng theo thỏa thuận ban đầu, cả về số lượng và thời gian (điều này nhằm đánh giá influencer có tuân theo các điều khoản trong hợp đồng không)
  • Công cụ hỗ trợ: Có thể sử dụng các nền tảng quản lý chiến dịch như Sprinklr, CreatorIQ hoặc kết hợp với bên thứ 3 (các agency hoặc dịch vụ Booking Influencer) để theo dõi và giám sát. 
  • So sánh với kế hoạch ban đầu: Đối chiếu giữa nội dung thực hiện và nội dung dự kiến giúp nhận diện các điểm cần điều chỉnh kịp thời.
Theo dõi hiệu quả chiến dịch Influenecer Marketing để kioh thời đưa ra các điều chỉnh
Theo dõi hiệu quả chiến dịch Influenecer Marketing để kioh thời đưa ra các điều chỉnh

Đánh giá Outcome: Hiệu quả tương tác và sự lan tỏa

Outcome đo lường mức độ hiệu quả của nội dung đã được đăng tải, chủ yếu tập trung vào các tác động sơ bộ như nhận thức, tương tác và hành vi khán giả. Các khía cạnh chính gồm:

  • Mức độ nhận diện thương hiệu: Dựa trên số lượt xem, lượt thích, lượt chia sẻ, bình luận mà nội dung đạt được.
  • Tương tác từ đối tượng mục tiêu: Phân tích chi tiết về nhân khẩu học, sở thích và hành vi của những người tham gia thảo luận.
  • Tỷ lệ Earned Media vs. Paid Media: So sánh số lượng lượt tiếp cận và tương tác tự nhiên với các kết quả đến từ quảng cáo trả phí, từ đó đánh giá khả năng lan tỏa tự nhiên của chiến dịch.
  • Phân tích cảm xúc và từ khóa: Sử dụng các công cụ như Google Analytics hoặc Hootsuite Insights để khám phá cảm xúc (tích cực, tiêu cực, trung lập) và các từ khóa phổ biến trong cuộc trò chuyện xoay quanh nội dung.

Tối ưu hóa chiến dịch Influencer Marketing với dịch vụ chuyên nghiệp từ Ecomobi

Với nhiều doanh nghiệp, việc tự  thực hiện toàn bộ một chiến dịch Influencer Marketing có thể là thách thức lớn: 

  • Khó khăn trong việc chọn Influencer phù hợp
  • Thiếu công cụ và quy trình để  đánh giá chính xác ROI từ các chiến dịch Influencer Marketing
  • Quản lý và theo dõi nội dung, phát sinh sự cố.
  • Chi phí không được tối ưu: doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thương thảo hợp đồng, dẫn đến việc vượt quá ngân sách nhưng không đạt hiệu quả.
Ecomobi Booking Influencer chính là chìa khóa để kết nối thương hiệu của bạn với hàng ngàn Influencer chất lượng.
Ecomobi Booking Influencer chính là chìa khóa để kết nối thương hiệu của bạn với hàng ngàn Influencer chất lượng.

Hiểu được những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt, Ecomobi Booking Influencer mang đến giải pháp tối ưu từ A đến Z. Với hệ thống dữ liệu sâu rộng, công nghệ tiên tiến, và sự am hiểu thị trường, Ecomobi giúp bạn dễ dàng lựa chọn Influencer phù hợp nhất với mục tiêu chiến dịch Influencer Marketing và ngân sách, từ tăng nhận diện thương hiệu đến thúc đẩy doanh số bán hàng. Đặc biệt, quy trình tối ưu và đội ngũ chuyên gia của Ecomobi đảm bảo mọi bước triển khai diễn ra mượt mà, hiệu quả, và đo lường rõ ràng.

ĐĂNG KÝ NGAY

Kiếm tiền và gia tăng thu nhập với Ecomobi

Influencer Marketing không chỉ là xu hướng mà đã trở thành chiến lược quan trọng để kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Một quy trình rõ ràng, hiệu quả sẽ giúp bạn tối ưu nguồn lực và tăng cường tác động của chiến dịch. 

Liên hệ Ecomobi

– Fanpage: https://www.facebook.com/ecomobi.ssp

– Instagram: https://www.instagram.com/ecomobi_ssp

– TikTok: https://www.tiktok.com/@ecomobipassiovietnam

– Email: info@ecomobi.com

Read more:

Read more

On This Page

  1. Influencer Marketing là gì?
    1. Phân biệt Influence và người nổi tiếng (Celebrity)
  2. Phân loại Influencer
  3. Các bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả
    1. Bước 1: Xây dựng kế hoạch
      1. Phân tích nhu cầu và bối cảnh thương hiệu
      2. Influencer Brief cần có những nội dung gì?
      3. Cách đặt mục tiêu cụ thể (SMART Goals)
    2. Bước 2: Lựa chọn Influencer
      1. Phù hợp với đối tượng mục tiêu
      2. Influencer có sự phù hợp với hình ảnh thương hiệu
      3. Sự phù hợp về nội dung
      4. Các yếu tố bổ sung để tối ưu lựa chọn Influencer
    3. Bước 3. Thiết kế thông điệp và nội dung
    4. Bước 4. Triển khai chiến dịch Influencer Marketing
    5. Bước 5: Theo dõi và đo lường hiệu quả
  4. Tối ưu hóa chiến dịch Influencer Marketing với dịch vụ chuyên nghiệp từ Ecomobi
Get Ecomobi monthly newsletter right in your inbox.
Loading

Related Success Stories

how-to-make-money-on-tiktok-without-followers-6826f6156c21f

12+ cách kiếm tiền từ Tiktok​ không cần 1000 followers

Bạn muốn kiếm tiền online mà chưa biết bắt đầu từ đâu?Thật sự có thể kiếm tiền từ TikTok không

Read More »
How to create TikTok Shop

Cách tạo cửa hàng trên TikTok Shop: Hướng dẫn từng bước để xây dựng và bán hàng trên TikTok Shop

Cách tạo TikTok Shop là câu hỏi mà nhiều người bán hàng trực tuyến đầy tham vọng đang đặt ra,

Read More »
hotelscom travel affiliate program via Ecomobi

Hotels.com travel affiliate: Hướng dẫn tham gia và mẹo tối ưu cho publisher

Chương trình Hotels.com travel affiliate hiện đã có mặt trên Ecomobi Passio, mang đến cơ hội tăng thu nhập thông

Read More »
Join Expedia travel affiliate with Ecomobi

Expedia Travel Affiliate: Độc quyền trên Ecomobi nhận hoa hồng 4.8%

Nếu bạn là một blogger du lịch, nhà sáng tạo nội dung hay đang sở hữ một website muốn kiếm

Read More »
tiktok affiliate vs lazada affiliate which is better for make money online

TikTok Affiliate và Lazada Affiliate: Nền tảng nào tốt nhất cho creator?

Want to turn your content into cash? Affiliate marketing is booming in Southeast Asia, and TikTok Affiliate vs Lazada Affiliate

Read More »
so sanh tiktok-affiliate-va-shopee-affiliate

Tiktok Affiliate và Shopee Affiliate: Chọn đúng để kiếm tiền nhanh

Affiliate Marketing là một trong những cách kiếm tiền online hot nhất năm 2025. Nhưng giữa TikTok Affiliate và Shopee

Read More »
How much does tiktok pay for creators

TikTok trả tiền cho creators như thế nào? TikTok tính tiền theo view như thế nào?

TikTok đã trở thành một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất với hơn 1 tỷ người

Read More »
Tiktok Shop Affiliate huong dan cho nguoi moi bat dau

Tiktok Shop Affiliate: Hướng dẫn kiếm tiền cho nhà sáng tạo nội dung

Bạn đam mê sáng tạo nội dung trên TikTok nhưng chưa biết cách biến lượt xem thành tiền? Hay bạn

Read More »
cach kiem tien tren Tiktok cho tai khoan duoi 1000 follower

5+ cách kiếm tiền trên Tiktok cho tài khoản 1000 followers, ít view

TikTok đã trở thành một hiện tượng văn hóa tại Việt Nam, với hàng chục triệu người dùng lướt xem,

Read More »
Ecomobi logo

Platform

  • Nền tảng Passio
  • Trung tâm trợ giúp
  • Về Chúng Tôi
  • Liên Hệ
  • Nền tảng Passio
  • Trung tâm trợ giúp
  • Về Chúng Tôi
  • Liên Hệ

For Brands

  • Tổng quan
  • Tiếp Thị Liên Kết
  • Tiếp Thị Người Ảnh Hưởng
  • Dịch vụ Booking Influencer
  • Nội Dung Do Người Dùng Tạo
  • Tổng quan
  • Tiếp Thị Liên Kết
  • Tiếp Thị Người Ảnh Hưởng
  • Dịch vụ Booking Influencer
  • Nội Dung Do Người Dùng Tạo

For Creators

  • Tổng quan
  • Khám Phá Chiến Dịch
  • Công Cụ Dành Cho Nhà Sáng Tạo
  • Idol Program
  • Tổng quan
  • Khám Phá Chiến Dịch
  • Công Cụ Dành Cho Nhà Sáng Tạo
  • Idol Program

For Publishers

  • Tổng quan
  • Affiliate
  • Công Cụ Dành Cho Publisher
  • API
  • Tổng quan
  • Affiliate
  • Công Cụ Dành Cho Publisher
  • API

Insights

  • Blog
  • Sự kiện
  • Success Stories
  • Academy
  • Blog
  • Sự kiện
  • Success Stories
  • Academy
Ecomobi logo
Copyright © 2023 Passio. All Rights Reserved.
  • Privacy Policy
  • Terms of Use
  • Privacy Policy
  • Terms of Use
  • Privacy Policy
  • Terms of Use
  • Privacy Policy
  • Terms of Use
For Brands
Contact us
For Creators
Sign up
Login

Are you ready to connect and maximize your revenue with Ecomobi today?

Loading