Kênh Youtube 1 triệu sub biến mất chỉ sau 1 đêm với lời nhắn “vi phạm bản quyền”. Không ít trường hợp các youtuber gặp trái đắng này chỉ vì một chút sơ sẩy. Vậy đâu là cách xử lý video vi phạm bản quyền Youtube?
Vi phạm nguyên tắc bản quyền Youtube là gì?
Vi phạm nguyên tắc bản quyền YouTube (Copyright Strike) xảy ra khi bạn sử dụng nội dung do người khác tạo ra mà không có sự cho phép của họ hoặc không tuân thủ các quy định về bản quyền do pháp luật và YouTube đặt ra. Điều này bao gồm việc sao chép, phát tán, hoặc sử dụng nội dung của người khác mà không có giấy phép hoặc quyền sử dụng hợp pháp.
Bất kể kênh của bạn có bao nhiêu lượt theo dõi, thậm chí hàng triệu người, thì vẫn không thể “”né” “lách” được chính sách của Youtube vì nền tảng này rất gắt gao trong việc kiểm duyệt nội dung. Việc dính gậy bản quyền từ phía YouTube có thể khiến chủ kênh mất trắng kênh nếu sơ suất.
Nam streamer ViruSs phải xóa kênh YouTube 4 triệu subscriber để tránh mất trắng sau khi dính đủ 3 gậy bản quyền từ phía YouTube hay streame Pewpew cũng không thể bật kiếm tiền trên Youtube do đang dính 2 gậy bản quyền từ nền tảng này, nó cũng khiến anh phải gỡ bỏ rất nhiều video trước đó. Vậy đâu là cách xử lý video vi phạm bản quyền Youtube?
Những hành vi được xem là vi phạm bản quyền trên Youtube:
- Sử dụng nội dung mà không được phép, đăng lại video từ các kênh khác (reup).
- Vi phạm nhạc nền
- Phát sóng nội dung trực tiếp vi phạm
- Tải lên nội dung có bản quyền từ các nền tảng khác
- Sao chép nội dung của người khác
- Vi phạm tài sản trí tuệ (sử dụng logo, thương hiệu, hoặc hình ảnh độc quyền của công ty hoặc cá nhân).
>>> YouTube sẽ cảnh báo vi phạm qua các hình thức như Content ID claims hoặc Copyright strikes. Cảnh cáo này có thể ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền hoặc thậm chí dẫn đến việc xóa kênh.
Vi phạm bản quyền YouTube, “ăn gậy” Youtube có sao không?
Khi nhận được khiếu nại bản quyền trên YouTube, hậu quả phụ thuộc vào loại khiếu nại bạn gặp phải. Để nắm được cách xử lý video vi phạm bản quyền Youtube, bạn cần nắm được các hình thức cảnh bảo. Cụ thể, có hai dạng phổ biến: Content ID claim và Copyright strike. Mỗi loại có mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Content ID claim (Khiếu nại Content ID)
Thông báo xác nhận quyền sở hữu thông qua Content ID được tạo tự động khi nội dung video tải lên có sự trùng khớp với một phần hoặc toàn bộ video trong hệ thống Content ID của YouTube.
Khi nhận thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID, bạn không nên quá lo lắng vì thực sự vấn đề sẽ không quá nghiêm trọng. Chủ sở hữu bản quyền có quyền quyết định liệu nội dung được bảo hộ của họ có thể được sử dụng trong video của người khác hay không. Trong nhiều trường hợp, họ cho phép sử dụng nội dung này để đổi lấy việc đặt quảng cáo trên video. Những quảng cáo này có thể xuất hiện trước khi video bắt đầu hoặc trong lúc phát (đối với video có độ dài trên 8 phút).
Một số trường hợp khác có thể xảy ra như:
- Kiếm tiền bị giới hạn: Chủ sở hữu bản quyền có thể kiếm tiền từ video của bạn (chuyển doanh thu quảng cáo về phía họ); Hạn chế phạm vi hiển thị của video (chỉ có thể xem ở một số quốc gia); Gỡ tiếng hoặc video vi phạm trong video.
- Không bị ảnh hưởng đến kênh: Đây không phải là lỗi nghiêm trọng và không dẫn đến cảnh cáo bản quyền.
Copyright strike (Cảnh cáo bản quyền)
Đây là mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn và xảy ra khi chủ sở hữu nội dung nộp yêu cầu gỡ bỏ video.
- Khiếu nại lần 1: Kênh sẽ bị ngưng hoạt động tạm thời trong 01 tuần. Trong thời gian này, chủ sở hữu kênh không thể đăng tải bất kỳ nội dung mới nào, bao gồm: video, sự kiện trực tiếp, story, shorts video, hình thu nhỏ tùy chỉnh, danh sách phát,…
- Khiếu nại lần 2: Nếu vi phạm bản quyền Youtube xảy ra trong thời hạn 90 ngày kể từ lần nhận báo cáo vi phạm đầu tiên, kênh sẽ bị tạm ngưng hoạt động trong 2 tuần. Sau đó, nếu không có thêm vi phạm nào, kênh sẽ được khôi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, cả hai gậy vẫn có hiệu lực trong 90 ngày kể từ ngày chúng được đưa ra.
Nếu bạn bị nhận 3 cảnh cáo vi phạm bản quyền trong vòng 90 ngày thì:
- Tài khoản của bạn cùng với tất cả các kênh có liên kết đều sẽ bị chấm dứt (nghĩa là nếu kênh bị xóa vì vi phạm bản quyền có liên kết với các kênh khác thì tất cả các kênh đó cũng sẽ bị chấm dứt hoạt động).
- Tất cả các video được tải lên tài khoản của bạn sẽ bị gỡ bỏ.
- Bạn không thể tạo kênh mới – ngăn chặn tình trạng các Youtuber “tẩy trắng”.
Lưu ý:
- Các cảnh báo bản quyền sẽ hết hạn sau 90 ngày nếu không có thêm vi phạm.
- Nếu sự kiện phát trực tiếp của bạn đang diễn ra và bị gỡ bỏ do vi phạm bản quyền, bạn sẽ bị hạn chế phát trực tiếp trong vòng 7 ngày.
Phân biệt vi phạm Content ID claim và Copyright strike
Với Content ID và Copyright Strike đều liên quan đến bản quyền. Vậy đâu là điểm khác nhau?
Content ID Claim | Copyright Strike | |
Khái niệm | – Là khiếu nại tự động được hệ thống Content ID của YouTube đưa ra khi video bạn tải lên chứa nội dung khớp với một phần hoặc toàn bộ nội dung đã được chủ sở hữu bản quyền đăng ký. – Thường liên quan đến âm thanh, video, hình ảnh có bản quyền. | Là cảnh báo nghiêm trọng do chủ sở hữu bản quyền trực tiếp gửi khiếu nại về việc video bạn tải lên đã sử dụng nội dung của họ mà không có sự cho phép (Không được tạo tự động bởi hệ thống Content ID) |
Mức độ nghiêm trọng | Nhẹ, không ảnh hưởng trực tiếp đến kênh hoặc tài khoản YouTube của bạn | Cao, ảnh hưởng tiêu cực đến kênh của bạn và có thể dẫn đến việc kênh bị xóa nếu vi phạm 3 lần |
Hậu quả | Video vẫn được giữ nguyên trên kênh, nhưng: – Chặn video: Video có thể bị chặn ở một số khu vực hoặc trên toàn thế giới. – Kiếm tiền từ video: Doanh thu từ quảng cáo sẽ thuộc về chủ sở hữu bản quyền hoặc được chia sẻ. – Theo dõi video: Chủ sở hữu bản quyền có thể theo dõi các thống kê về video của bạn. | Nhận 1 cảnh cáo bản quyền (Copyright Strike). Sau 3 cảnh cáo trong 90 ngày, kênh của bạn sẽ bị khóa vĩnh viễn. |
Cách xử lý video vi phạm bản quyền Youtube | – Chấp nhận yêu cầu: Đồng ý với khiếu nại và giữ nguyên tình trạng video – Gỡ bỏ nội dung vi phạm: Sửa đổi video, thay thế hoặc xóa nội dung vi phạm – Khiếu nại: Nếu bạn tin rằng khiếu nại là không chính xác hoặc nội dung thuộc phạm vi sử dụng hợp lý (fair use), bạn có thể gửi tranh chấp. | – Thương lượng với bên khiếu nại để giải quyết và đề nghị họ rút đơn khiếu nại. – Gửi đơn kháng cáo: Nếu bạn tin rằng khiếu nại không chính xác, bạn có thể gửi phản đối, nhưng việc này cần cân nhắc kỹ vì có thể dẫn đến các tranh chấp pháp lý. – Chờ hết thời gian hiệu lực: Cảnh cáo sẽ hết hiệu lực sau 90 ngày nếu không có thêm vi phạm. |
Câu hỏi: Nếu trong trường hợp kênh của tôi bị thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID thì có phải nhận cảnh bảo vi phạm bản quyền không?
Câu trả lời là Không. Cảnh cáo vi phạm bản quyền là kết quả của một yêu cầu hợp lệ để gỡ bỏ nội dung vi phạm bản quyền. Thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID khác với yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền.
Hướng dẫn cách xử lý video vi phạm bản quyền Youtube
Bước 1: Xác định video vi phạm bản quyền Youtube
Vào Youtube Studio ⮕ Tài khoản ⮕ Nội dung và chọn chế độ lọc Bản quyền. Tại đây sẽ thể hiện chi tiết các video bị vi phạm bản quyền hoặc không (thể hiện ở cột Kiếm tiền):
Bước 2: Kiểm tra chi tiết nội dung vi phạm bản quyền
Ấn vào phần Bản quyền ⮕ chọn Xem chi tiết. Youtube sẽ thông báo chi tiết về các nội dung có bản quyền được đề cập trong video (bao gồm tên, thời gian,…)
Lưu ý:
- Ngay cả khi phần trạng thái ghi Không bị ảnh hưởng thì bạn cũng không nên chủ quan. Vì khi chủ bản quyền báo cáo thì bạn sẽ ngay lập tức “ăn gậy” – dính vi phạm bản quyền Youtube.
- Chế độ hiện thị Công khai hoặc Riêng tư thì video vẫn có thể bị báo cáo vi phạm bản quyền.
Bước 3: Cách xử lý video vi phạm bản quyền Youtube
Cách 1: Xóa video (video sẽ bị xóa hoàn toàn trên trên nền tảng Youtube)
Cách 2: Nếu bạn muốn giữ video, bạn có thể thực hiện cách xử lý video vi phạm bản quyền Youtube như sau:
Nhấn Chọn hành động, xuất hiện 4 tùy chọn bao gồm:
- Xóa bài hát: đây là tính năng mới nhát của Youtube, cụ thể sẽ loại bỏ bài hát được xác nhận quyền sở hữu trong khi vẫn giữ các âm thanh khác như lời nói, hoặc tắt toàn bộ âm thanh. (xem chi tiết cách thực hiện ở phần dưới).
- Thay thế bài hát: chọn đoạn âm thanh mới trong thư viện âm thanh của Youtube
- Cắt bỏ đoạn: cách xử lý video vi phạm bản quyền Youtube bằng cách loại bỏ các phần video và âm thanh của những đoạn bị xác nhận quyền sở hữu
- Phản đối: nếu bạn tin rằng mình sử dụng nội dung hợp pháp, ví dụ: thuộc phạm vi sử dụng hợp lý (Fair Use) hoặc bạn có giấy phép bản quyền.
Bước 4: Giải quyết khi bị yêu cầu gỡ bỏ (Takedown Notice)
Nếu video bị gỡ hoặc xóa bỏ, bạn có thể liên hệ chủ sở hữu để yêu cầu rút lại khiếu nại. Đảm bảo cung cấp bằng chứng như hợp đồng bản quyền.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cách xử lý video vi phạm bản quyền Youtube chỉ xảy ra khi các video của bạn bị “ăn gậy”. Vì thế, các Youtuber cần phải nắm rõ cách tránh vi phạm bản quyền trên Youtube cũng như tuân thủ các chính sách kiếm tiền Youtube mới nhất.
[Mới nhất] Youtube cập nhật tính năng “Xóa bài hát bằng AI” (Erase Song by AI)
Thông thường, nếu Youtuber nhận được khiếu nại về bản quyền trên video, họ có thể lựa chọn một số chỉnh sửa như: cắt video, tắt tiếng toàn bộ âm thanh hoặc thay thế bài hát đang bị khiếu nại. Để thực hiện bước chỉnh sửa âm thanh thường khá mất thời gian khi bạn sẽ phải tìm phần âm thanh bị dính bản quyền một cách thủ công. Hiện nay, Youtube đã thêm “một thuật toán AI mới để xác định và xóa nội dung có bản quyền chính xác hơn” – đó chính là Erase Song by AI.
Erase Song by AI giúp xác định và loạt bỏ chính xác các phần âm thanh có bản quyền mà không gây ảnh hưởng đến các phần âm thanh khác trong video. Trên trang tóm tắt bản quyền video, nhấp vào Chọn hành động ⮕ Xóa bài hát. Xuất hiện 2 tùy chọn là:
- Xóa bài hát: sẽ chỉ xóa bài hát; lời nói và âm thanh khác sẽ được giữ lại.
- Tắt tiếng toàn bộ những đoạn bị xác nhận quyền sử hữu: Tất cả âm thanh sẽ bị tắt tiếng trong phần bao gồm bài hát có bản quyền (video sẽ chạy mà không có âm thanh nào phát ra).
Lưu ý: Theo thông tin từ trang hỗ trợ của YouTube, tính năng “Xóa bài hát” “có thể không hoạt động nếu bài hát khó xóa bỏ,” và việc tắt tiếng có thể giúp loại bỏ yêu cầu ID nội dung đối với video.
Xem thêm: Cách tính tiền Youtube: Công thức và Ví dụ
Bằng cách hiểu rõ và tuân thủ các quy định và cách xử lý vi phạm bản quyền Youtube, bạn có thể bảo vệ kênh của mình khỏi nguy cơ bị “gậy bản quyền”, đồng thời đóng góp vào một môi trường sáng tạo lành mạnh.
Liên hệ Ecomobi
– Fanpage: https://www.facebook.com/ecomobi.ssp
– Instagram: https://www.instagram.com/ecomobi_ssp
– TikTok: https://www.tiktok.com/@ecomobipassiovietnam
– Email: info@ecomobi.com