CPM là một trong những hình thức quảng cáo trong lĩnh vực Marketing. Vậy CPM là gì, hoạt động ra sao và làm thế nào để tối ưu hóa chỉ số này? Hãy cùng Ecomobi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chỉ số CPM trong quảng cáo là gì?
CPM, viết tắt của Cost Per Mile, là chi phí mà nhà quảng cáo phải trả để hiển thị quảng cáo 1.000 lần. Đây là một hình thức thanh toán Affiliate Marketing quen thuộc trong các nền tảng quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads, YouTube,…
CPM không chỉ là một con số, mà còn là thước đo hiệu quả chi phí trong việc tiếp cận số lượng lớn khách hàng. Với các doanh nghiệp muốn xây dựng nhận diện thương hiệu hoặc quảng bá sản phẩm mới, CPM là một lựa chọn lý tưởng vì nó tập trung vào việc tối ưu hóa tần suất hiển thị đến người dùng.
Mỗi lần quảng cáo xuất hiện trước mắt một người dùng, nó sẽ được tính là một lượt xem hoặc một lần hiển thị.
Cách hoạt động của CPM
Cách tính CPM
CPM = Tổng chi phí quảng cáo / (Số lần hiển thị / 1.000)
Ví dụ: Một kế hoạch quảng cáo CPM có ngân sách là 1.000.000 VND và nhận được 20.000 lượt hiển thị. Chi phí cho mỗi lượt hiển thị (CPM) sẽ được tính theo công thức, cụ thể: 1.000.000 / (20.000/1000) = 50.000 VND cho mỗi 1000 lượt hiển thị.
CPM phù hợp với những chiến dịch nào?
CPM thường được sử dụng trong các chiến dịch:
- Banner Ads: Hiển thị hình ảnh quảng cáo trên các website hoặc ứng dụng.
- Quảng cáo trên mạng xã hội: Facebook, Instagram, TikTok.
- Quảng cáo video: Đặc biệt phổ biến trên YouTube.
Ưu điểm và hạn chế của CPM
Ưu điểm
- Tiếp cận rộng rãi: CPM là một lựa chọn lý tưởng cho các chiến dịch quảng cáo với mục tiêu nhận diện thương hiệu, đặc biệt khi cần tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Điều này phù hợp với các ngành như thời trang, tiêu dùng nhanh,…
- Đơn giản và dễ quản lý: Hình thức CPM cho phép doanh nghiệp ước tính số lượt hiển thị dựa trên ngân sách. Điều này giúp họ dễ dàng lập kế hoạch chi tiêu mà không lo phát sinh chi phí vượt kiểm soát.
- Hiệu quả cao khi sử dụng quảng cáo trực quan: CPM phát huy hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng với các định dạng quảng cáo trực quan như video, hình ảnh động hoặc banner. Những định dạng này giúp gây ấn tượng và thu hút người xem.
Đặc biệt, CPM cũng mang lại lợi ích cho cả nhà cung cấp vị trí quảng cáo (publisher). Bằng cách xây dựng sự nhận diện cho website/blog của mình, bạn có thể thu hút nhiều nhà quảng cáo muốn đặt quảng cáo trên kênh của mình và tạo ra nguồn doanh thu thụ động hàng tháng.
Hạn chế của CPM
- Không đo lường chuyển đổi trực tiếp: Một nhược điểm lớn của CPM là nó chỉ đo lường số lượt hiển thị chứ không phản ánh trực tiếp hiệu quả về mặt chuyển đổi, chẳng hạn như lượt nhấp chuột (CTR) hay đơn hàng thành công.
- Phụ thuộc vào chất lượng nội dung: CPM yêu cầu nội dung quảng cáo phải thu hút để tối ưu hóa hiệu quả. Nếu nội dung không đủ hấp dẫn hoặc không phù hợp với đối tượng, lượt hiển thị cao có thể trở nên lãng phí.
- Rủi ro trong việc hiển thị đến sai đối tượng: Nếu chiến dịch không được tối ưu hóa tốt, quảng cáo có thể xuất hiện trước những người không có nhu cầu. Điều này không chỉ làm tăng chi phí mà còn gây lãng phí ngân sách.
Ví dụ: Một quảng cáo về ứng dụng học tiếng Anh hay phần mềm hỗ trợ học tập như Grammarly có thể xuất hiện với đối tượng người trung niên – không quan tâm => dẫn đến hiệu quả tương tác kém, dù lượt hiển thị cao.
Chi phí CPM trong chiến dịch marketing tại Việt Nam
Chi phí hình thức quảng cáo CPM tại Việt Nam có phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nền tảng quảng cáo, ngành hàng, đối tượng mục tiêu mà quảng cáo hướng đến.
Chi phí CPM trên các nền tảng phổ biến
- Facebook Ads: CPM trung bình dao động từ 30.000 – 100.000 VNĐ cho mỗi 1.000 lượt hiển thị. Các chiến dịch hướng đến nhóm đối tượng đặc biệt (như theo khu vực địa lý cụ thể hoặc sở thích chuyên sâu) có thể tăng lên đến 120.000 VNĐ hoặc hơn.
- Google Display Network (GDN): CPM trên GDN thường nằm trong khoảng 50.000 – 150.000 VNĐ, phù hợp cho các quảng cáo hiển thị dạng banner, video hoặc hình ảnh động. Đây là kênh lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn bao phủ đối tượng rộng, ví dụ như các thương hiệu đồ gia dụng, ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm,…
- YouTube Ads: Đây là nền tảng mà mọi hình thức quảng cáo đều có chi phí cao hơn đáng kể, và CPM cũng không ngoại lệ. Chi phí CPM trên Youtube thường dao động từ 80.000 – 200.000 VNĐ, tùy thuộc vào độ dài video và đối tượng mục tiêu. YouTube và Tiktok là lựa chọn hàng đầu cho các chiến dịch video branding do khả năng tiếp cận đối tượng trẻ tuổi (Gen Z và Gen Y).
Chi phí CPM theo ngành hàng
- Thời trang, tiêu dùng nhanh: CPM trung bình từ 50.000 – 100.000 VNĐ, do lượng đối tượng lớn và mức độ cạnh tranh vừa phải.
- Công nghệ, tài chính: chi phí CPM có thể vượt mức 200.000 VNĐ vì đây là các ngành đòi hỏi đối tượng mục tiêu cụ thể và khả năng chi trả cao.
- Giáo dục, sức khỏe: CPM thường nằm trong khoảng 70.000 – 150.000 VNĐ, với nhu cầu tăng vào các mùa cao điểm như khai giảng hoặc kỳ nghỉ lễ.
Các yếu tố khác
- Mức độ cạnh tranh: Ngành hàng có mức độ cạnh tranh cao, như công nghệ hoặc bất động sản, sẽ có CPM lớn hơn so với ngành ít cạnh tranh.
- Đối tượng mục tiêu: Nhắm mục tiêu chi tiết (độ tuổi, sở thích, khu vực) sẽ làm tăng chi phí nhưng tăng hiệu quả tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng.
- Thời điểm chạy chiến dịch: Vào các mùa cao điểm như Tết hoặc Black Friday, chi phí CPM tăng đáng kể do nhu cầu quảng cáo tăng mạnh.
Cách tối ưu CPM cho chiến dịch quảng cáo hiển thị
Theo báo cáo từ Statista (2023), CPM trung bình trên YouTube đã tăng từ 9 USD lên 11 USD trong vòng 2 năm qua, phản ánh sự cạnh tranh ngày càng cao trên nền tảng này. Vậy làm sao để tối ưu CPM trong chiến dịch quảng với chi phí thấp nhất? Dưới đây là một số khuyến nghị:
Xác định đúng đối tượng mục tiêu
Điều này giúp quảng cáo của bạn hiển thị tập trung vào những người dùng có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ => tăng tỷ lệ ghi nhớ và tương tác. Cách đơn giản nhất để vẽ chân dung khách hàng chính là sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Ads Audience Manager và tự xác định đối tượng theo mục tiêu hướng đến của sản phẩm/dịch vụ.
Tối ưu nội dung quảng cáo
Nội dung cần phải hấp dẫn, thú vị và “chạm” được đến khách hàng theo một yếu tố nào đấy. Nội dung quảng cáo giữ người xem tương tác thì công cụ quảng cáo sẽ hiển thị nó cho nhiều người dùng hơn, tăng điểm chất lượng quảng cáo (Ad Quality Score) và giảm CPM.
Sử dụng công cụ Retargeting
Retargeting giúp tập trung vào nhóm người đã quan tâm, tăng hiệu quả quảng cáo.Nhà quảng cáo thiết lập pixel trên website để theo dõi hành vi người dùng. Sau đó chạy quảng cáo nhắm mục tiêu lại (retarget) đến nhóm đã ghé thăm website hoặc thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa mua.
Chọn khung giờ hiển thị
Thời điểm hiển thị quảng cáo cũng góp phần ảnh hưởng đến chi phí CPM. Hãy đặt quảng trong khoảng thời điểm khách hàng tiềm năng hoạt động nhiều giúp giảm cạnh tranh và CPM.
Tối ưu hóa vị trí hiển thị quảng cáo
Một số vị trí hiển thị có CPM thấp nhưng vẫn hiệu quả. Ví dụ trên Facebook, thử nghiệm các vị trí như Stories hoặc Audience Network thay vì chỉ tập trung vào News Feed hay trên Google Ads, chạy quảng cáo hiển thị (GDN) với các từ khóa dài hoặc ở khu vực ít cạnh tranh hơn.
Các câu hỏi thường gặp (FAQs) về CPM
Làm sao để biết chi phí CPM của tôi có hợp lý hay không?
Trả lời: Có thể đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
- So sánh ngành: Nghiên cứu chi phí CPM trung bình trong ngành hoặc trên cùng nền tảng. Ví dụ, CPM trung bình cho Facebook Ads ở Việt Nam thường dao động từ 30.000 – 100.000 VNĐ.
- Đo lường hiệu quả: Nếu quảng cáo đạt tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và mức độ tương tác cao, CPM của bạn có thể được coi là hợp lý.
- Điều chỉnh thử nghiệm: Thử nghiệm nhiều chiến dịch khác nhau để tối ưu hóa chi phí CPM theo mục tiêu cụ thể.
CPM cao có đồng nghĩa với hiệu quả tốt?
Trả lời: Không hẳn. CPM cao thường phản ánh mức độ cạnh tranh lớn hoặc đối tượng mục tiêu hẹp, nhưng không đảm bảo rằng chiến dịch của bạn sẽ mang lại kết quả tốt.
Điều quan trọng: Hiệu quả của CPM cần được đánh giá dựa trên:
- Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate): Nếu quảng cáo của bạn đạt tỷ lệ nhấp chuột hoặc chuyển đổi cao, thì CPM cao vẫn có thể chấp nhận được.
- Mục tiêu chiến dịch: CPM cao có thể hiệu quả nếu mục tiêu là xây dựng thương hiệu trong các ngành hàng có giá trị cao, như bất động sản hoặc tài chính.
Hãy luôn so sánh CPM với các chỉ số khác như CPC (Cost per Click), CTR (Click-Through Rate), và ROAS (Return on Ad Spend) để có cái nhìn toàn diện về hiệu quả chiến dịch.
Hy vọng rằng bài viết trên, đã giúp cho các doanh nghiệp cũng như các nhà quảng cáo hiểu rõ hơn về CPM là gì cũng như các cách tối ưu chi phí CPM để có một chiến dịch quảng cáo thành công.
Liên hệ Ecomobi
– Fanpage: https://www.facebook.com/ecomobi.ssp
– Instagram: https://www.instagram.com/ecomobi_ssp
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@ecomobipassiovietnam
– Email: info@ecomobi.com