Thương mại điện tử (e-commerce) đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) và thay đổi hành vi người tiêu dùng. Năm 2025, các doanh nghiệp cần nắm bắt những xu hướng mới để duy trì lợi thế cạnh tranh và đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng. Bài viết này, Ecomobi sẽ cung cấp 10 xu hướng hàng đầu, kèm theo các số liệu thống kê và insight thực tiễn, giúp các thương hiệu tối ưu hóa chiến lược kinh doanh trực tuyến trong bối cảnh AI ngày càng phổ biến.
Kỷ nguyên mới của Thương mại điện tử và AI
Trong bài viết Ứng dụng AI trong E-commerce: Xu hướng nhất thời hay tương lai không thể tránh? trước đó, Ecomobi đã trình bày những động lực sẽ thúc đẩy AI vào trong E-commerce và những vấn đề liên quan. Bất chấp những thách thức về tính bảo mật, những nghi ngờ về đảm bảo quyền riêng tư, AI vẫn mạnh mẽ tiến vào địa hạt E-commerce và trở thành một trong những động lực chính.
Năm 2024 chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong lĩnh vực thương mại điện tử, đặc biệt là sự nổi lên của Trí tuệ nhân tạo (AI). Các công nghệ mới, động lực thị trường biến động và kỳ vọng người tiêu dùng thay đổi liên tục đang tạo ra cả cơ hội và thách thức lớn cho các nhà lãnh đạo ngành.
Đối với các nhà bán lẻ trực tuyến, xu hướng thương mại điện tử năm 2025 phản ánh thực tế mua sắm “lai” (hybrid shopping) – còn được gọi là bán lẻ đa kênh, đề cập đến sự tích hợp liền mạch giữa trải nghiệm mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến. Để đáp ứng điều này, các thương hiệu cần có sự thấu hiểu sâu sắc về khách hàng nhằm cung cấp các gợi ý cá nhân hóa, dịch vụ khách hàng vượt trội và trải nghiệm khách hàng (CX) tối ưu, nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ mất khách hàng.
Doanh số bán lẻ thương mại điện tử toàn cầu đạt khoảng 5,8 nghìn tỷ đô la vào năm 2004 và sự báo tăng trưởng liên tục, sẽ vượt 8000 tỷ USD vào năm 2007 (theo Statista).
Để giành được một phần của miếng bánh nghìn tỷ đô la này, các doanh nghiệp cần đưa hoạt động thương mại điện tử của mình vào trạng thái “tốt nhất trong phân khúc”. Điều này đòi hỏi sự xuất sắc trên tất cả các khâu vận hành nhằm: đáp ứng CHÍNH XÁC những gì người tiêu dùng MUỐN, từ tìm kiếm sản phẩm và chính sách hậu mãi, chăm sóc sau bán.

AI không còn là một xu hướng công nghệ mà đã trở thành nền tảng cốt lõi của chiến lược cửa hàng kỹ thuật số thành công vào năm 2025.
- 92% doanh nghiệp đã ứng dụng AI để tăng cường trải nghiệm thương mại điện tử nhằm cá nhân hóa mạnh mẽ hơn
- 72% tổ chức trên toàn cầu đã tích hợp AI vào ít nhất một chức năng kinh doanh
Bối cảnh thị trường thương mại điện tử 2025: Cơ hội và Thách thức
Thị trường thương mại điện tử đang chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ, tạo ra cả cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp.
Tổng quan về quy mô và tốc độ tăng trưởng của của E-commerce tại Việt Nam
- Tổng doanh số của 4 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu (Shopee, TikTok, Lazada, Tiki) đạt 101.4 nghìn tỷ VND (tương đương 3.91 tỷ USD) trong quý 1 năm 2025, tăng 42.29% so với cùng kỳ năm trước (VnEconomy).
- Tổng số sản phẩm bán ra qua các nền tảng này cũng đạt 950.7 triệu đơn vị, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
- Metric.vn dự báo tổng doanh thu ngành trong quý 2 năm 2025 sẽ đạt 116.6 nghìn tỷ VND, với khối lượng sản phẩm ước tính 1.112 tỷ đơn vị. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các yếu tố thuận lợi như các chiến dịch khuyến mãi giữa năm và hành vi mua sắm trực tuyến ngày càng ổn định.
- Social E-commerce tại Việt Nam dự kiến tăng 25.4% hàng năm, đạt 5 tỷ USD vào năm 2025 và 10 tỷ USD vào năm 2030.

Các con số đều cho thấy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vượt xa mức trung bình toàn cầu, cho thấy đây là một thị trường năng động. Sự trỗi dậy của thương mại xã hội và các nền tảng dựa trên nội dung như TikTok Shop phản ánh sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng – ưu tiên trải nghiệm tương tác.
Đồng thời, sự suy giảm số lượng nhà bán lẻ nhỏ và sự gia tăng đáng kể của các nhà bán hàng hiệu suất cao (doanh thu trên 50 tỷ VND tăng gần gấp đôi) cũng chỉ ra một xu hướng hợp nhất thị trường, nơi những “người chơi” lớn và có chiến lược tốt sẽ chiếm ưu thế. Xu hướng người tiêu dùng ưu tiên các cửa hàng chính hãng (Mall shops) và hàng nhập khẩu vì độ tin cậy và giá cả cạnh tranh.
Sự trỗi dậy không thể phủ nhận của AI như một động lực cốt lõi
AI được kỳ vọng sẽ trở thành chất xúc tác chính cho nền kinh tế số của Việt Nam, với dự báo đóng góp kinh tế từ 120 đến 130 tỷ USD vào năm 2040. Điều này xuất phát từ hai nguồn chính: doanh thu tiêu dùng (45 – 55 tỷ USD từ các sản phẩm và dịch vụ AI) và tăng năng suất (60 – 70 tỷ USD từ tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả).
Theo báo cáo “AI in eCommerce Statistics” vào năm 2025, hơn 80% các nhà bán lẻ trực tuyến đã sử dụng AI trong hoạt động thương mại điện tử để thúc đẩy tăng trưởng, và thị trường AI thương mại điện tử toàn cầu dự kiến vượt 45 tỷ USD vào năm 2032.

AI không còn là một tính năng bổ sung mà là một yêu cầu cơ bản để duy trì khả năng cạnh tranh trong thương mại điện tử. Các doanh nghiệp không chỉ cần “sử dụng” AI mà phải “xây dựng cùng với nó” , tích hợp AI vào cốt lõi của các cửa hàng trực tuyến, chuỗi cung ứng và chiến lược tương tác khách hàng của họ.
Hành vi người tiêu dùng thay đổi
Người tiêu dùng ngày càng mong muốn các công cụ mua sắm được hỗ trợ bởi AI, với 7 trong 10 người mua sắm toàn cầu mong muốn các tính năng như thử ảo và tìm kiếm bằng giọng nói để hướng dẫn quyết định mua hàng của họ.
Tính bền vững đã phát triển từ một yếu tố khác biệt hóa thương hiệu thành một yêu cầu cốt lõi của người tiêu dùng. Trên toàn cầu, 72% người mua sắm hiện xem xét tính bền vững khi mua hàng trực tuyến. Đối với Gen Z, con số này tăng vọt lên gần một nửa. Đáng chú ý, 1 trong 3 người mua sắm đã từ bỏ giỏ hàng do lo ngại về tính bền vững (theo E-Commerce Trends Report 2025 của DHL).
8 Xu hướng thương mại điện tử hàng đầu năm 2025 và vai trò của AI
1. Cá nhân hóa dựa trên AI – Tiêu chuẩn mới của thương mại điện tử
AI cá nhân hóa là nền tảng của thương mại điện tử năm 2025, từ tìm kiếm sản phẩm đến tiếp thị. 92% doanh nghiệp đã dùng AI để tăng cường cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm. AI tạo sinh dự kiến tạo ra 10% dữ liệu sản phẩm vào năm 2025 (tăng từ 1% năm 2021) và thị trường toàn cầu đạt 208.8 tỷ USD vào năm 2032. Các thương hiệu sẽ dùng AI để đề xuất sản phẩm theo thời gian thực trên mạng xã hội, tìm kiếm bằng hình ảnh, chatbot hỗ trợ khách hàng và gợi ý sản phẩm, cải thiện quy trình trả hàng. 45% thế hệ Millennials và Gen Z mong muốn các đề xuất sản phẩm cá nhân hóa khi mua sắm trực tuyế
Gợi ý cho doanh nghiệp:
- Đầu tư vào AI tạo sinh để không chỉ phân tích mà còn tạo ra nội dung và trải nghiệm cá nhân hóa tức thì.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu mạnh mẽ để AI hiểu ý định người dùng và tạo ra kết quả đa dạng, hấp dẫn, giúp mỗi khách hàng cảm thấy được thấu hiểu và mang lại trải nghiệm độc đáo, từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng và mua sắm lặp lại (repeated purchase behaviour).

2. Bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư
Khi AI phổ biến, người tiêu dùng ngày càng lo ngại về bảo mật dữ liệu. AI tạo sinh xử lý lượng lớn dữ liệu nhạy cảm, đẩy bảo mật lên hàng đầu. Hơn 81% người tiêu dùng lo lắng về cách doanh nghiệp sử dụng dữ liệu của họ, và 67% không hiểu rõ cách thông tin cá nhân được xử lý (theo Stanford’s 2025 AI Index Report).
Gợi ý cho doanh nghiệp:
- Triển khai mã hóa dữ liệu, cổng thanh toán an toàn và hệ thống AI thiết kế ưu tiên quyền riêng tư.
- Cung cấp thông tin rõ ràng với khách hàng về cách dữ liệu của họ được thu thập và sử dụng, xây dựng niềm tin lâu dài.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định như PCI DSS 4.0 (có hiệu lực từ 31/3/2025)
3. Thương mại xã hội: Lực đẩy mạnh mẽ từ mạng xã hội
Thương mại xã hội (Social shopping) sẽ thống trị thương mại điện tử năm 2025, kết hợp mua sắm trực tuyến với tương tác mạng xã hội. Các nền tảng như Instagram, TikTok đang thành trải nghiệm mua sắm toàn diện. Tiếp thị người ảnh hưởng và nội dung do người dùng tạo (UGC) là chiến thuật mạnh mẽ, thúc đẩy sự tin tưởng của người tiêu dùng vào cộng đồng hơn quảng cáo truyền thống.
AI đang cải thiện trải nghiệm thương mại xã hội, cá nhân hóa đề xuất sản phẩm theo thời gian thực. Live commerce đang trở thành yếu tố chính, thúc đẩy doanh số ngay lập tức.

Hành động cho doanh nghiệp:
- Tích hợp sâu thương mại xã hội vào chiến lược tổng thể, đầu tư vào nội dung có thể mua sắm (shoppable content), khả năng livestream
- Hợp tác với các KOLs (Key Opinion Leaders) để tăng độ tin cậy và tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Tập trung xây dựng cộng đồng đáng tin cậy và tương tác chân thực.
- Đảm bảo giao diện mua sắm trên nền tảng xã hội thân thiện với thiết bị di động.
4. Thương mại qua giọng nói (Voice Commerce): Tương lai của mua sắm rảnh tay
Với sự ra mắt của Apple Intelligence và sự cải tiến chế độ Giọng nói nâng cao “Advanced voice mode” của ChatGPT vào đầu năm nay, chúng ta đã chứng kiến một bước tiến lớn trong thế giới công nghệ giọng nói. Công nghệ ngày càng phát triển và trực quan, chúng ta sẽ càng thấy người tiêu dùng nói “Hey, Siri” hoặc “Hey, Alexa” như một phần của trải nghiệm mua sắm.
Gợi ý cho doanh nghiệp
- Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói đảm bảo mô tả sản phẩm và từ khóa phù hợp với cách khách hàng sử dụng giọng nói để tìm kiếm, tăng trên toàn bộ hành trình khách hàng.
- Hợp tác với các nền tảng như Google để tích hợp chức năng mua sắm qua giọng nói.
- Đảm bảo quy trình mua sắm qua giọng nói mượt mà và đáng tin cậy.

Xem thêm:
5. Thực tế tăng cường (AR): Đưa trải nghiệm mua sắm lên tầm cao mới
AR đang thay đổi cách người mua tương tác với sản phẩm, mang đến trải nghiệm trực tuyến sống động hơn. AR giúp khách hàng hình dung sản phẩm trong môi trường thực tế của họ. Từ thử quần áo, trang điểm đến xem nội thất trong không gian thực, AR đang trở thành công cụ mạnh mẽ để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm tỷ lệ trả hàng.
Gợi ý cho doanh nghiệp:
- Sử dụng AR để cho phép khách hàng “thử” sản phẩm trước khi mua.
- Biến cửa hàng vật lý thành showroom kết hợp AR, nơi khách hàng trải nghiệm sản phẩm và mua sắm trực tuyến.
- Tận dụng mạng xã hội để giới thiệu các tính năng AR, thu hút khách hàng trẻ tuổi.
6. Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và logistics
Vào năm 2025, hiệu quả và tốc độ của thương mại điện tử phụ thuộc vào đổi mới chuỗi cung ứng, tích hợp AI, tự động hóa và máy bay không người lái để logistics nhanh hơn, chính xác hơn và bền vững hơn. Dự báo nhu cầu được hỗ trợ bởi AI phân tích dữ liệu bán hàng, mẫu theo mùa và yếu tố bên ngoài để dự đoán nhu cầu, cải thiện quản lý hàng tồn kho và giảm lãng phí.
Gợi ý cho doanh nghiệp:
- Sử dụng AI để phân tích dữ liệu bán hàng và dự đoán nhu cầu chính xác hơn.
- Đầu tư vào các giải pháp chuỗi cung ứng được hỗ trợ bởi AI (dự báo nhu cầu, quản lý hàng tồn kho tự động, tối ưu hóa logistics).
- Hợp tác với các đối tác logistics sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra chuỗi cung ứng linh hoạt, hiệu quả và có khả năng phục hồi, thích ứng nhanh với thị trường thay đổi.

7. Mô hình thương mại điện tử đăng ký (Subscription Commerce) tái khởi động
Mô hình đăng ký sẽ linh hoạt hơn vào năm 2025 để đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa và tiện lợi của người tiêu dùng. AI giúp phân tích dữ liệu để cung cấp các gói đăng ký phù hợp với sở thích và thói quen của người dùng.
Gợi ý cho doanh nghiệp:
- Tùy chỉnh gói đăng ký: Cho phép khách hàng thay đổi sản phẩm hoặc tần suất giao hàng dựa trên nhu cầu cá nhân.
- Sử dụng phân tích dự đoán: Áp dụng AI để dự đoán nhu cầu khách hàng và đề xuất sản phẩm phù hợp.
- Tăng trải nghiệm khách hàng: Cung cấp các ưu đãi độc quyền cho khách hàng đăng ký để tăng lòng trung thành.
8. Dịch vụ khách hàng hỗ trợ bởi AI
Các chatbot AI hiện đại đang thay đổi cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng, cung cấp phản hồi tức thì và giải quyết nhanh các vấn đề phổ biến. Tài liệu cho thấy 47% các công ty trưởng thành về AI xem dịch vụ khách hàng là một trong ba lĩnh vực hưởng lợi lớn nhất từ AI.
Hành động cho doanh nghiệp:
- Triển khai chatbot và trợ lý ảo AI để xử lý yêu cầu thông thường và hỗ trợ 24/7.
- Tích hợp hệ thống AI với dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa tương tác.
- Đào tạo nhân viên làm việc cùng AI, tập trung vào giải quyết vấn đề phức tạp và xây dựng mối quan hệ, tạo hệ thống hỗ trợ khách hàng lai hiệu quả.
Kết luận
Năm 2025 đánh dấu một kỷ nguyên mới cho thương mại điện tử, nơi AI không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà đã trở thành nền tảng cốt lõi cho mọi hoạt động, từ cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao dịch vụ.
Thị trường toàn cầu và đặc biệt là Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng cũng đi kèm với những thách thức về sự thay đổi hành vi người tiêu dùng và các yêu cầu ngày càng cao về bảo mật dữ liệu và tính bền vững.
Người tiêu dùng hiện nay kỳ vọng một sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến (công cụ AI, thử ảo, tìm kiếm bằng giọng nói) và các yếu tố đạo đức (tính bền vững).

Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt đọng trong lĩnh vực E-commerce, để thành công sẽ đòi hỏi sự linh hoạt, khả năng xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, chiến lược giá cạnh tranh và hiểu biết sâu sắc về các nền tảng. Tập trung vào các danh mục sản phẩm ngách và phân khúc giá tầm trung cũng mang lại cơ hội đáng kể. Việc các nền tảng tiếp tục đầu tư vào logistics và livestream shopping càng nhấn mạnh sự cần thiết của các thương hiệu trong việc tận dụng tối đa các công cụ này.
Kết hợp giữa AI và sự thấu hiểu con người sẽ là chìa khóa để các thương hiệu không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong năm 2025.
Contact us, Ecomobi:
– Fanpage: https://www.facebook.com/ecomobi.ssp
– Instagram: https://www.instagram.com/ecomobi_ssp
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@ecomobipassiovietnam
– Email: info@ecomobi.com