Influencer – Phương thức Marketing sinh lời của ngành Thương mại điện tử

Influencer – Phương thức Marketing sinh lời của ngành Thương mại điện tử

Trong thế giới hiện đại, khi mà lòng tin vào quảng cáo bị suy giảm và hành trình chinh phục khách hàng càng trở nên gian nan hơn bao giờ hết.

Thế hệ millennials là những người trẻ hiện đại và thích ứng tức thời với kỷ nguyên công nghệ và bão hòa thông tin. Nhóm khách hàng, với sức mua lớn nhất trên thị trường thương mại điện tử hiện nay, đều không tin vào quảng cáo truyền thống, chỉ quan tâm đến những lời chứng thực mà thôi. Đó là lý do vì sao influencer marketing được coi là lựa chọn mang tính thời đại của thương mại điện tử. Tuy nhiên quá trình từ hoạch định chiến lược đến vận hành thành công vẫn còn cả một chặng đường dài.

Những số liệu đáng chú ý về influencer marketing trong lĩnh vực thương mại điện tử

Những số liệu đáng chú ý về Influencer Marketing trong lĩnh vực Thương mại điện tử

Với tình hình thị trường hiện nay, influencer marketing Thương mại điện tử gắn kết với nhau một cách chặt chẽ và mạnh mẽ. Influencer marketing trở thành phương tiện giúp các doanh nghiệp gây dựng và củng cố lòng tin nơi khách hàng, với những bằng chứng xã hội cần thiết để tăng doanh số bền vững.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp rằng: không phải lúc nào các thương hiệu cũng thu thập đủ thông tin để hướng đến những lựa chọn phù hợp hay nắm rõ phương pháp đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của một Influencer đối với từng chiến dịch hay đối với toàn công ty. Những thiếu hụt về kiến thức ngành, công cụ đánh giá, hỗ trợ, công nghệ kiểm soát, quản lý…dẫn đến nhiều quyết định cảm tính, làm lãng phí ngân sách và thậm chí ảnh hưởng đến danh tiếng và uy tín của thương hiệu. 

Những yếu tố quyết định thành công của chiến dịch influencer marketing trên nền tảng thương mại điện tử

Hành trình chinh phục khách hàng đi đến hồi kết nơi túi tiền của họ chưa bao giờ dễ dàng. Đối với hoạt động bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử, đây là bốn yếu tố quyết định thành công cho chiến dịch influencer marketing của doanh nghiệp bạn.

 

1. Mạng xã hội mang bản sắc của doanh nghiệp

Mạng xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục là một công cụ làm việc, ứng dụng giải trí, nguồn thông tin quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam. Mỗi ngày, trung bình một người trưởng thành (trên 16 tuổi) dành khoảng 2.32 tiếng để truy cập mạng xã hội. 2 tiếng vô cùng quý giá này chính là cơ hội cho doanh nghiệp biết tận dụng triệt để nhằm gây ấn tượng và thu hút khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.

Nguồn: Hootsuite

Thời gian dành cho mạng xã hội nhiều lên cũng đồng nghĩa với việc người dùng sẽ dễ dàng bị thuyết phục mua hàng khi sử dụng mạng xã hội. Tạo dựng trang mạng xã hội hoạt động mạnh mẽ chính là nền tảng vững chắc cho các chiến dịch influencer marketing tiếp cận, chinh phục khách hàng tại chính nơi hội tụ nhiều khách hàng tiềm năng nhất của thương hiệu. 

Để tạo dựng mạng xã hội mang bản sắc riêng, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng chân dung khách hàng tiềm năng của mình. Dựa trên hình dung về nhân khẩu học, sở thích, thói quen, nhu cầu… của họ, doanh nghiệp mới có nền tảng để đưa ra chiến lược truyền tài thông điệp một cách thống nhất, mang tính thu hút và thúc đẩy hiệu quả bán hàng.

 

2. Influencer lý tưởng 

Chiến dịch influencer marketing chắc chắn không thể thiếu influencer, nhưng chọn sao cho phù hợp mới là bài toán khó của doanh nghiệp. 73% các marketer nhận định rằng tìm đúng người ảnh hưởng là thách thức lớn nhất đối với họ khi thực hiện các chiến dịch này.

Người có ảnh hưởng lý tưởng là người phù hợp với các giá trị và phong cách của một thương hiệu. Trong hành trình đầy băn khoăn này, nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng những công cụ tìm kiếm, social listening (lắng nghe thông tin xã hội), dựa trên mức độ nổi tiếng và số lượt tương tác của cộng đồng trong các chiến dịch trước…

Bên cạnh đó, một vấn đề khác khiến các doanh nghiệp thương mại điện tử phiền não chính là tình trạng mua ảo lượt theo dõi, tương tác trong các chiến dịch. Để quản lý và ngăn ngừa triệt để tình trạng này, doanh nghiệp thực sự phải đối diện với một nhiệm vụ “nhặt gạo với thóc”.

Mediakix gần đây đã thực hiện một thử nghiệm để xem liệu có thể giả mạo các tài khoản influencer bằng cách tự tạo một hồ sơ ảo, mua lượt theo dõi, tương tác (thích và bình luận) và áp dụng cho các chiến dịch trên các nền tảng phổ biến sử dụng influencer marketing. Cuối cùng, influencer giả mạo đó không những được trả tiền mà còn tận hai chiến dịch. Vì vậy, họ đã đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp khi nhận biết những tài khoản giả mạo bằng cách: tìm các tài khoản có tỉ lệ tương tác thấp, kiểm tra ảnh đại diện, theo dõi các bình luận không bình thường, ít lượt xem video…

Đây có lẽ là kịch bản tối ưu nhất nếu như không có những công cụ thống kê và quản lý và kiểm soát hồ sơ năng lực của influencer.

Ngày nay, giải quyết những vấn đề trong quá trình lựa chọn influencer, một nền tảng đa nhiệm đã ra đời mang tên Ecomobi Social Selling Platform, cung cấp thông tin của hơn 30.000 influencer khắp khu vực Đông Nam Á, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đi kèm với hồ sơ năng lực chi tiết, cung cấp đầy đủ thông số kết quả của các chiến dịch đã thực hiện: số đơn hàng thực tế, doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi… Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết, thông tin xác thực, tin cậy và lựa chọn chính xác nhất influencer phù hợp cho hoạt động thúc đẩy mua hàng trên nền tảng thương mại điện tử của mình .

Hồ sơ năng lực chi tiết của Social Seller, cung cấp đầy đủ thông số kết quả của các chiến dịch đã thực hiện: số đơn hàng thực tế, doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi…

3. Trao niềm tin cho các Micro-influencer

Thuật ngữ micro-influencer chỉ những nhân vật ảnh hưởng trong cộng đồng xã hội với số lượt người theo dõi từ 10,000 người trở lên. Dù sở hữu cộng đồng fan nhỏ hơn, nhưng người hâm mộ của họ thể hiện kết quả hoàn toàn khác biệt trong các chiến dịch influencer marketing, với số lượng tương tác vượt trội hơn hẳn các nhóm influencer khác.

Một nghiên cứu gần đây đã kiểm tra hơn 800.000 tài khoản Instagram có 1.000 người theo dõi trở lên. Sau khi phân tích tỷ lệ tương tác của mỗi tài khoản, họ kết luận rằng: số lượng người theo dõi tăng lên, số lượt thích sẽ giảm đáng kể.

Một nghiên cứu từ Expert Voice đã tiết lộ rằng những micro-influencer khiến cho số cuộc trò chuyện nhiều gấp 22,2 lần mỗi tuần sau khi khuyến nghị mua một sản phẩm nào đó trên nền tảng thương mại điện tử. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng 82% người tiêu dùng được báo cáo rằng họ dễ tin tưởng và làm theo những lời khuyến nghị của micro-influencer.

Thay vì “vung tiền” cho các Celeb với chi phí khổng lồ mà khó nắm bắt hiệu quả, doanh nghiệp hoàn toàn có thể “chi tiền thông minh”, lựa chọn những micro-influencer phù hợp, đảm bảo về hiệu quả tăng nhận diện thương hiệu cũng như đẩy mạnh doanh thu. Đã đến lúc doanh nghiệp cần tập trung vào những số liệu lợi nhuận thực tế, thay vì chạy đua theo ảo về độ nổi tiếng, lượt fan khủng, hay những tương tác mơ hồ.  

Influencer marketing không ngừng lớn mạnh mỗi ngày, dự báo về khả năng bùng nổ và mang lại những lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp. Nhanh nhạy đón đầu xu hướng này chính là cơ hội cho các doanh nghiệp thông thái nắm chắc ‘chiếc đòn bẩy” nâng tầm tên tuổi và vị thế cho chính mình.

share this article:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *