Sức mạnh của Social Commerce tại Đông Nam Á và lưu ý cho các thương hiệu

Sức mạnh của Social Commerce tại Đông Nam Á và lưu ý cho các thương hiệu

Đại dịch Covid-19 đã và đang làm thay đổi sâu sắc văn hóa tiêu dùng của khách hàng, họ chọn lựa sản phẩm, tìm kiếm thông tin và ra quyết định mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Chính điều này là đòn bẫy mạnh mẽ kích thích sự phát triển vượt trội của ngành Thương mại điện tử.

Cùng với sự phát triển của Thương mại điện tử cũng là sự phát triển của Thương mại xã hội, về cơ bản sự gia tăng nhu cầu sử dụng mạng xã hội đã thúc đẩy doanh số Thương mại điện tử. Với việc mọi người “bị mắc kẹt” ở nhà do COVID-19, thế giới thương mại xã hội đã thay đổi nhanh chóng vượt ngoài sự tưởng tượng của chúng ta. Các thương hiệu nên cân nhắc những gì trước khi tận dụng sức mạnh của thương mại xã hội?

Sức mạnh của Social Commerce tại thị trường Đông Nam Á

Tại Đông Nam Á, tổng số đơn đặt hàng thương mại xã hội trong nửa đầu năm 2020 tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến ​​đến năm 2027, thị trường toàn cầu cho thương mại xã hội sẽ đạt doanh số hơn 604 tỷ đô la Mỹ và tăng trưởng với tốc độ CAGR là 31,4% từ năm 2000 đến năm 2027.

Ecomobi-thi-truong-social-commerce-dac-biet-manh-tai-dong-nam-a

Thị trường Social Commerce đặc biệt phát triển mạnh tại các quốc gia Đông Nam Á

Theo báo cáo của Bain & Company, bán hàng trên mạng xã hội chiếm khoảng 44% trong tổng doanh thu 109 tỷ USD của thị trường thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á năm 2020.

Cũng theo báo cáo này, Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á với hoạt động thương mại điện tử qua xã hội chiếm 65% tổng giá trị 22 tỷ USD của thị trường thương mại điện tử năm 2020, tăng mạnh so với chỉ 4,2 tỷ USD năm 2018.

Trong khi đó, doanh thu từ bán hàng qua mạng xã hội của Thái Lan cũng tăng từ 3 tỷ USD năm 2018 lên 11 tỷ USD năm 2020, chiếm 50% tổng giá trị thị trường thương mại điện tử. Tỷ trọng này là 38% ở Philippines, 30% ở Malaysia,và 25% ở Indonesia.

Lợi ích của việc tham gia thương mại xã hội là rất rõ ràng, đặc biệt ở Đông Nam Á. Gần 70% trong tổng dân số 650 triệu của khu vực là người dùng mạng xã hội tích cực, lượng người dùng này chiếm hơn 11% tổng số người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới.

Sự thâm nhập mạnh mẽ của phương tiện truyền thông xã hội khiến cho thương mại xã hội phát triển ở Đông Nam Á như một lẽ hiển nhiên và đó cũng chính là lý do tại sao các thương hiệu nên bắt đầu coi thương mại xã hội là một phần trong chiến lược Thương mại điện tử của mình.

Các chức năng cải tiến trong hoạt động mua sắm trên mạng xã hội cho phép khách hàng giao dịch ngay lập tức mà không cần rời khỏi trang mạng xã hội, điều này sẽ không chỉ giúp trải nghiệm mua sắm của họ liền mạch mà còn giảm khả năng bị bỏ rơi giỏ hàng trực tuyến.

Từ đó giúp các thương hiệu tương tác và chiếm được lòng trung thành của một lượng lớn người tiêu dùng, đồng thời giành chiến thắng trong thị trường Thương mại điện tử.

Vậy các thương hiệu nên cân nhắc những gì trước khi tận dụng sức mạnh của thương mại xã hội?

1. Hiểu các nền tảng truyền thông xã hội chính ở mỗi thị trường

Trong một khu vực đa dạng như Đông Nam Á, không khó để tưởng tượng rằng các nền tảng thống trị thương mại xã hội ở mỗi thị trường lại khác nhau – nền tảng chính ở Trung Quốc sẽ khác với các nền tảng được ưa chuộng tại Việt Nam.

Ecomobi-nen-tang-mxh-khac-nhau

Các nền tảng thống trị thương mại xã hội ở mỗi thị trường là khác nhau

Do đó, để đảm bảo chiến lược tiếp cận đúng người dùng mục tiêu và tận dụng tối đa nền tảng, các thương hiệu cần phải hiểu rõ về (các) nền tảng truyền thông xã hội nào mà họ muốn tập trung vào trước khi tung ra một chiến dịch thương mại xã hội trên thị trường.

2. Có nội dung thống nhất trên tất cả các nền tảng

Ngoài việc có nội dung được cá nhân hóa, điều quan trọng là các thương hiệu phải đảm bảo nội dung của họ trên tất cả các nền tảng thương mại xã hội của họ là nhất quán.

Nhất quán trong nội dung là một định hướng chiến lược, yếu tố này bao hàm từ những thứ rất hình thức, như bộ nhận diện, phong cách thiết kế, màu sắc, font chữ… cho đến những thông điệp thể hiện quan điểm thương hiệu của bạn, tất cả cần phải có nguyên tác rõ ràng và thống nhất, dựa trên chiến lược thương hiệu.

Ecomobi-noi-dung-nhat-quan

Thương hiệu phải đảm bảo nội dung của họ trên tất cả các nền tảng thương mại xã hội của họ là nhất quán.

3. Sử dụng các chiến thuật tiếp thị được cá nhân hóa

Với rất nhiều nền tảng truyền thông xã hội và kênh thương mại điện tử có sẵn cho người tiêu dùng ngày nay, việc đảm bảo sự chú ý của đối tượng người dùng mục tiêu trở nên khó khăn hơn. Việc có các chiến thuật và nội dung tiếp thị được cá nhân hóa phục vụ cho người tiêu dùng cho phép các thương hiệu rút ngắn khoảng cách với người dùng hơn bằng việc tập trung tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể mà người tiêu dùng đã chọn quan tâm nhất.

Điều này thu hút sự chú ý và quan tâm của họ, đồng thời cung cấp cho họ trải nghiệm thương mại xã hội ít gián đoạn hơn vì họ sẽ không bị ngập trong nội dung hoặc quảng cáo về các mặt hàng không liên quan.

Ecomobi-chien-luoc-ca-nhan-hoa

Sử dụng các chiến thuật tiếp thị được cá nhân hoá giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách với đối tượng người dùng mục tiêu

Bên cạnh đó, việc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm phù hợp và được cá nhân hóa cũng có thể giúp các thương hiệu tối ưu hóa chi tiêu tiếp thị tốt hơn và lập chiến lược cho các chiến thuật tiếp thị trong tương lai.

4. Đảm bảo có một chiến lược thương mại đầu cuối

Trong lĩnh vực mua sắm, một qui trình đầu cuối có nghĩa là phân tích từng điểm trong chuỗi cung ứng của công ty, từ tìm nguồn cung ứng và đặt hàng nguyên liệu thô đến phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng. Các giải pháp phần mềm mua sắm đầu cuối cung cấp cho các tổ chức một cái nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng của họ, ví dụ như mất bao lâu để hàng hóa được gửi từ các nhà cung cấp và chi phí của những hàng hóa đó là bao nhiêu.

Ecomobo-thuong-mai-xa-hoi-chien-luoc-dau-cuoi

Xây dựng một chiến lược thương mại đầu-cuối đóng vai trò lớn trong thành công của doanh nghiệp, đặc biệt là với phương tiện truyền thông xã hội

Quan trọng nhất, các thương hiệu phải đảm bảo rằng họ có thể giao hàng theo đơn đặt hàng. Nhiều doanh nghiệp phải vật lộn với thành công đa kênh do các yêu cầu đặt ra đối với chuỗi cung ứng của họ, đặc biệt là về tốc độ, độ phức tạp và hiệu quả.

Do đó, để thành công, đặc biệt là với phương tiện truyền thông xã hội, các thương hiệu cần kích hoạt việc lập kế hoạch đầu cuối và luồng thông tin. Điều này phải được bổ sung với chiến lược chuỗi cung ứng lấy khách hàng làm trung tâm được hỗ trợ bởi khả năng đáp ứng đa kênh và số hóa.

Ecomobi là đối tác đồng hành cùng các doanh nghiệp trong lĩnh vực Social Commerce. Chúng tôi hiện sở hữu thư viện hơn 300.000 KOLs thuộc mọi lĩnh vực trên khắp Đông Nam Á, nhãn hàng chắc chắn sẽ lựa chọn được KOLs phù hợp với mục đích và ngân sách. Dịch vụ booking KOLs của Ecomobi còn bao gồm hỗ trợ nhãn hàng từ đầu đến cuối chiến dịch, bao gồm lên nội dung chiến dịch, tối ưu bán hàng trên mạng xã hội, đo lường hiệu quả của chiến dịch và KOLs.

Nhãn hàng quan tâm đến dịch vụ booking KOLs của Ecomobi, vui lòng liên hệ Ecomobi Vietnam.

 

 

 

share this article:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *