Trong bối cảnh TikTok đang trở thành một trong những nền tảng quảng bá hàng đầu, việc sử dụng TikTok Analytics không chỉ giúp bạn đi trước đối thủ mà còn mang lại lợi ích lâu dài trong việc phát triển thương hiệu. Bất kể bạn là một nhà sáng tạo nội dung cá nhân hay một doanh nghiệp lớn, TikTok Analytics là chìa khóa để hiểu khách hàng và phát triển chiến lược tiếp cận phù hợp, hiệu quả.
TikTok Analytics là gì?
TikTok Analytics là một bộ công cụ và dữ liệu được phân tích, tổng hợp và cung cấp bởi Tiktok.
TikTok Analytics đặc biệt hữu ích cho các nhà làm nội dung (content creator) và doanh nghiệp (brand) giúp hiểu sâu hơn về hiệu quả hoạt động của nội dung trên nền tảng này và từ đó đưa ra các chiến lược tối ưu hóa dựa trên dữ liệu thực tế.
Công cụ TikTok Analytics không chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu suất nội dung mà còn mở ra những hiểu biết quan trọng về hành vi khách hàng. Thông qua đó, người dùng có thể đo lường, đánh giá và điều chỉnh chiến lược để đạt hiệu quả tối đa. Dưới đây là các thông tin quan trọng mà TikTok Analytics mang lại:
- Profile performance: Theo dõi toàn diện về lượt xem hồ sơ, tăng trưởng người theo dõi và các chỉ số tương tác tổng thể, giúp đánh giá sức hút của kênh.
- Content performance: Cung cấp dữ liệu chi tiết cho từng video, bao gồm: lượt xem, lượt thích, bình luận, chia sẻ, và các chỉ số tương tác cụ thể.
- Traffic source: Phân tích các nguồn lưu lượng truy cập, chẳng hạn như: Trang For You, hashtag, liên kết bấm vào hoặc nội dung được gắn thẻ.
- Audience insight: Cung cấp chi tiết về đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu, bao gồm: độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý. Đây là cơ sở quan trọng để định hình chiến lược nội dung.
- Trending videos: Hiển thị danh sách các video có hiệu suất tốt nhất trên kênh trong một khoảng thời gian cụ thể. Công cụ này giúp nhà sáng tạo nhanh chóng nắm bắt xu hướng để sản xuất nội dung phù hợp.
Cách truy cập TikTok Analytics
Tiktok cho phép bạn thực hiện truy cập vào Tiktok Analytics từ cả điện thoại và máy tính.
Truy cập Tik Tok Analytics trên điện thoại
- Bước 1: Truy cập vào TikTok và chọn Hồ sơ ở góc dưới bên phải
- Bước 2: Nhấp vào biểu tượng 3 gạch ngang ở góc trên cùng bên phải
- Bước 3: Chọn “Công cụ dành cho tác giả” ⮕ “Analytics/Phân tích”.
Trên máy tính
Truy cập Tiktok Analytics. Trong trường hợp bạn đã đăng nhập vào kênh của mình trước đó thì trang sẽ điều hướng sang hồ sơ Phân tích của kênh. Nếu không, bạn sẽ phải đăng nhập, sau đó di chuột qua ảnh hồ sơ và chọn “Business Suite”.
4 thông tin cơ bản cần nắm vững trên TikTok Analytics
TikTok Analytics cung cấp rất nhiều số liệu để giúp bạn biết được số lượng người theo dõi, số video, lượt tương tác,…. Nhưng không chỉ dừng lại ở đấy. Công cụ phân tích Tiktok cho phép bạn hiểu sâu hơn về hành vi của người dùng cũng như cho phép bạn đo lường mức tăng trưởng hàng tuần và hàng tháng, hiệu suất video theo thời gian phát,…
Bạn sẽ thấy giao diện Tiktok Analytic khác nhau tùy thuộc vào việc bạn sở hữu tài khoản Người sáng tạo hay Doanh nghiệp và bạn đăng nhập vào tài khoản TikTok trên thiết bị di động hay máy tính để bàn. Tuy nhiên, thông tin về cơ bản là giống nhau. Trong phần phân tích sẽ bao gồm: Tổng quan (Overview), Nội dung (Content), Người theo dõi (Followers) và LIVE.
Tổng quan (Overview)
Với TikTok Analytics, bạn có thể dễ dàng theo dõi các số liệu hoạt động tổng quan của tài khoản trong các khoảng thời gian như 7 ngày, 28 ngày, 60 ngày hoặc tùy chỉnh theo nhu cầu.
- Lượt xem video: TikTok Analytics hiển thị tổng số lượng lượt xem video trong các mốc thời gian đã chọn. Dựa trên dữ liệu này, bạn có thể phân tích mức độ hiệu quả của nội dung và hành vi của người xem. Điều này giúp xác định những đối tượng khán giả tiềm năng và xây dựng chiến lược nội dung phù hợp hơn để phát triển kênh.
- Lượt xem hồ sơ cá nhân: Đây là số liệu thể hiện số lần trang cá nhân của bạn được truy cập trong một khoảng thời gian cụ thể (7 hoặc 28 ngày). Phần này cũng đi kèm các chỉ số như lượt thích, bình luận và chia sẻ, giúp bạn nhận diện những chủ đề hoặc dạng nội dung có sức hút lớn nhất đối với người xem, từ đó nâng cao tỷ lệ tương tác.
Đánh giá hiệu suất nội dung với mục “Content”
Phần “Content” cung cấp cái nhìn chi tiết về hiệu quả của từng video đã đăng tải trên kênh TikTok của bạn, bao gồm:
- Bài đăng video (Video Posts): Công cụ này hiển thị 9 video gần nhất mà bạn đã đăng theo thứ tự thời gian, từ mới đến cũ. Qua đây, bạn có thể đánh giá tần suất đăng tải và hiệu quả của mỗi video. Nếu kết quả chưa đạt như mong đợi, bạn nên xem xét điều chỉnh số lượng bài đăng, thời gian đăng video để tối ưu hóa khả năng tiếp cận khán giả mục tiêu.
- Video xu hướng (Trending Videos): TikTok Analytics còn cung cấp danh sách tối đa 9 video có tốc độ tăng trưởng cao nhất về lượt xem trong vòng 7 ngày gần nhất. Dựa vào những video này, bạn có thể nhận diện các yếu tố thành công, áp dụng các thuật toán Tiktok mới nhất vào các video tiếp theo. Đây là cơ hội để cải thiện chất lượng nội dung và gia tăng sự thu hút đối với người xem.
Đồng thời, tại mục này, TikTok Analytics cũng đưa ra các phân tích chi tiết về từng video.Để truy cập thông tin phân tích cho từng video, bạn chỉ cần:
Chọn video bạn muốn xem phân tích ⮕ Nhấn vào biểu tượng ba chấm ⮕Chọn Analytics.
Các thông số bao gồm:
Hiệu suất video (Performance)
- Tổng thời gian phát: Tổng thời gian xem của tất cả người dùng đã xem video của bạn.
- Thời gian xem trung bình: Đây là thời gian trung bình mọi người dành để xem video của bạn. Nếu thời gian này càng cao nghĩa là video của bạn hấp dẫn, thu hút và có hiệu quả trong việc giữ sự chú ý Bạn có thể so sánh thời gian này với độ dài trung bình của toàn bộ video để hiểu xem bạn cần video dài hơn hay ngắn hơn
- Số lần xem hết video: Số lượt video được xem từ đầu đến cuối, phản ánh nội dung có đủ hấp dẫn không.
- Người theo dõi mới: Lượng người theo dõi mới từ video, giúp bạn đánh giá sức hút của nội dung.
- Nguồn lưu lượng truy cập: Xác định số lượt xem đến từ các nguồn như Trang For You, trang cá nhân, tin nhắn trực tiếp, hashtag, hay âm thanh bạn sử dụng.
Thông tin về người xem (Viewers)
- Tổng số người xem (Total Viewers): Số lượng tài khoản đã xem video.
- Giới tính (Gender): Tỷ lệ % người xem nam, nữ
- Độ tuổi (Age): TikTok phân loại độ tuổi người xem thành nhiều nhóm.
- Vị trí địa lý (Top Location): Thống kê các khu vực địa lý có lượng người xem lớn nhất.
Sử dụng TikTok Analytics để biết thông tin về người theo dõi (Followers)
Phần Followers trong TikTok Analytics không chỉ giúp bạn biết về số lượng người theo dõi mà còn cung cấp thông tin chi tiết để tạo chiến lược nội dung hiệu quả.
- Tổng số người theo dõi (Total Followers): Tổng lượng người theo dõi hiện tại, cùng biểu đồ minh họa xu hướng tăng trưởng qua thời gian.
- Lượt theo dõi thực (Net Followers): Số lượng người theo dõi tăng ròng, tính bằng:
- Net Followers = Số người theo dõi mới – Số người bỏ theo dõi.
Thông tin chi tiết về người theo dõi (Follower Insights)
- Độ tuổi: Chia thành các nhóm phổ biến
- Giới tính: Biểu đồ phần trăm người theo dõi bạn theo giới tính.
- Quốc gia hàng đầu: Top 5 quốc gia có lượng người theo dõi nhiều nhất, hỗ trợ việc định vị nội dung quốc tế.
- Hoạt động của người theo dõi: Thống kê khung giờ và ngày mà người theo dõi của bạn hoạt động nhiều nhất, từ đó bạn xác định thời điểm tối ưu để đăng video.
- Video được người theo dõi xem: Cho biết người theo dõi bạn còn xem các nội dung của KOL, KOC hoặc Influencer nào khác, gợi ý cơ hội hợp tác hoặc cảm hứng sáng tạo.
- Âm thanh phổ biến: Gợi ý các âm thanh hoặc bài hát đang được người theo dõi yêu thích, đây là một trong những cách lên xu hướng Tiktok hiệu quả nhất.
LIVE
Nếu trong vòng 7 đến 28 ngày vừa qua, bạn đã tiến hành Livestream, bạn có thể xem được một số chỉ số trong phần Live Analytics như sau:
- Tổng lượt xem: Số lượng người xem LIVE của bạn.
- Tổng thời gian: Thời gian bạn thực hiện livestream
- Người theo dõi mới: số followers mới bạn có được trong quá trình Livestream
- Số lượng người xem nhiều nhất: Số lượng người xem video trực tiếp cao nhất tại một thời điểm cụ thể.
- Người xem duy nhất: Người xem đã xem video trực tiếp của bạn ít nhất một lần (kể cả khi người xem phát lại, họ cũng chỉ được tính một lần).
- Kim cương: Quà tặng ảo mà người dùng có thể gửi cho bạn – cách tuyệt vời để kiếm tiền trên TikTok của bạn .
- Xếp hạng người xem: Điều này cho biết người xem nào đã chia sẻ nhiều quà tặng nhất và xem nhiều phiên phát trực tiếp của bạn nhất.
Cách sử dụng TikTok Analytics để xây và phát triển kênh Tiktok
Để sử dụng TikTok Analytics hiệu quả, bạn cần tập trung vào các yếu tố chính như hiệu suất video, hành vi người xem, và phân tích người theo dõi. Đây là cách bạn có thể khai thác dữ liệu từ công cụ này:
- Phân tích hiệu suất video: Theo dõi lượt xem, thời gian xem trung bình và nguồn lưu lượng truy cập để hiểu rõ nội dung nào thu hút. Ví dụ: nếu một video có thời gian xem trung bình cao, bạn có thể tìm ra yếu tố nổi bật và lặp lại điều đó trong các video khác.
- Hiểu đối tượng người xem: Dữ liệu về độ tuổi, giới tính, và vị trí địa lý giúp bạn tạo nội dung phù hợp với sở thích và hành vi của khán giả mục tiêu.
- Theo dõi hoạt động người theo dõi: Tìm ra thời điểm đăng bài hiệu quả nhất dựa trên thời gian hoạt động cao điểm của người theo dõi và khám phá nội dung hoặc âm thanh mà họ đang yêu thích/quan tâm nhằm sáng tạo nội dung dễ tiếp cận hơn.
>>> Bạn có thể sử dụng chính những thông tin này khi tiến hành setup quảng cáo đúng khách hàng mục tiêu, từ đó nâng cao khả năng tương tác của khách hàng, tăng hiệu quả và giảm thiểu chi phí quảng cáo TikTok.
Qua bài viết trên, Ecomobi đã cung cấp các thông tin cần thiết về Tiktok Analytics nhằm giúp các chủ kênh nâng cao hiệu suất của kênh Tiktok, giúp các video lên xu hướng nhanh hơn và tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Đừng quên theo dõi Blog Ecomobi để cập nhật nhanh chóng mọi kiến thức về Marketing nhé!
Liên hệ Ecomobi
– Fanpage: https://www.facebook.com/ecomobi.ssp
– Instagram: https://www.instagram.com/ecomobi_ssp
– TikTok: https://www.tiktok.com/@ecomobipassiovietnam
– Email: info@ecomobi.com