Trong bối cảnh công nghệ không ngừng phát triển, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là thương mại điện tử (e-commerce). Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra không phải là “Liệu có nên áp dụng AI?” mà là “Đây có phải là khoản đầu tư dài hạn hay chỉ là cơn sốt công nghệ tạm thời?” Hãy cùng phân tích chi tiết hơn về tương lai ứng dụng AI trong E-commerce: Xu hướng nhất thời hay tương lai không thể tránh?
AI đang ảnh đến ngành thương mại điện tử như thế nào?
Hiện nay, AI đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều khía cạnh của thương mại điện tử. Từ các hệ thống khuyến nghị sản phẩm thông minh, chatbot hỗ trợ khách hàng đến phân tích dữ liệu người dùng và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Thị trường AI trong thương mại điện tử đã đạt giá trị gần 6 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ (CAGR) là 24,3% trong giai đoạn 2023 – 2030 (Grand View Research).
Các ứng dụng AI trong E-commerce
Theo báo cáo từ McKinsey, các doanh nghiệp E-commerce ứng dụng AI có thể tăng doanh thu lên 30 – 50% và giảm chi phí vận hành đến 20%. Những con số này chứng minh rằng AI không chỉ là một xu hướng công nghệ tạm thời mà đang định hình lại toàn bộ ngành E-commerce.
Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm
Ứng dụng AI trong E-commerce đầu tiên cần phải nhắc đến là gia tăng tính cá nhân hóa. AI phân tích dữ liệu khách hàng dựa trên hành vi duyệt web, sở thích, lịch sử tìm kiếm, lịch sử mua hàng để sau đó đề xuất các sản phẩm phù hợp. Thậm chí AI có thể tính toán theo các dữ liệu sẵn có và dự đoán được hành vi mua hàng của khách hàng trước cả khi họ nhận thức được. Các thuật toán học máy (machine learning) liên tục cập nhật dựa trên dữ liệu mua hàng, giúp tăng khả năng chuyển đổi và nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Các nền tảng lớn như Amazon, Alibaba đã và đang sử dụng AI để đề xuất sản phẩm dựa trên hành vi mua sắm của khách hàng, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 35%.
- Shopee và Lazada ứng dụng AI để cá nhân hóa hiển thị sản phẩm, đề xuất flash sale theo sở thích từng người dùng. Các CTA này thường có motip: Sản phẩm liên quan, Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua,…
Hỗ trợ chăm sóc khách hàng với Chatbot và trợ lý ảo
Ứng dụng AI trong E-commere tiếp theo là sử dụng chatbot và trợ lý ảo (ví dụ như Alexa,…) hoạt động như các nhân viên hỗ trợ khách hàng, giúp giải quyết các yêu cầu của khách hàng và tạo điều kiện cho việc mua sắm trực tuyến bằng cách tư vấn cho khách hàng. Chúng có thể xử lý các giao dịch đơn giản, cung cấp thông tin sản phẩm, và đẩy nhanh quá trình thanh toán. Ngoài ra, chatbot cũng có thể thu thập dữ liệu từ khách hàng để cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Tối ưu hóa hoạt động marketing
Điều dễ thấy nhất là các ựng dụng AI giúp xử lý các tác vụ lặp đi lặp lại, từ đó giảm việc phụ thuộc vào con người.
Ở tầm nhìn xa hơn, AI giúp tự động hóa và tối ưu hóa các chiến dịch marketing bằng cách phân tích dữ liệu khách hàng để xác định phân khúc thị trường, dự đoán hành vi mua hàng và tự động điều chỉnh ngân sách quảng cáo để đạt được hiệu quả tối ưu. AI cũng có thể được sử dụng để tạo ra nội dung marketing được cá nhân hóa, chẳng hạn như email marketing và quảng cáo hiển thị.
Quản lý vận hành
AI phân tích dữ liệu thị trường, cạnh tranh và nhu cầu để điều chỉnh giá sản phẩm theo thời gian thực, tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa mức tồn kho và chuỗi cung ứng, giúp giảm chi phí lưu trữ và tránh tình trạng hết hàng. Amazon áp dụng AI trong mô hình “anticipatory shipping” (giao hàng dự đoán trước), giúp giảm thời gian chờ đợi của khách hàng.
Tìm kiếm bằng hình ảnh và giọng nói
Công nghệ AI cho phép người dùng tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh hoặc giọng nói, tạo ra trải nghiệm mua sắm tiện lợi hơn. Nổi bật nhất phải kể đến Hệ thống Alexa AI hỗ trợ khách hàng trong việc đặt hàng bằng giọng nói.
Theo Gartner, các doanh nghiệp áp dụng AI vào quản lý tài chính có thể tiết kiệm trung bình 40% chi phí vận hành vào năm 2025 và tăng hiệu quả lên đến 20-30%.
AI trong E-commerce – Xu hướng không thể tránh hay trào lưu ngắn hạn?
Hãy cùng đứng ở góc độ trung lập để phân tích cả 2 luận điểm này.
Vì sao AI sẽ là tương lai không thể tránh khỏi của E-commerce?
Bùng nổ dữ liệu
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà mỗi ngày có hơn 2,5 quintillion byte dữ liệu được tạo ra – một con số vượt xa khả năng xử lý của bất kỳ đội ngũ phân tích dữ liệu thủ công nào. Trong thương mại điện tử, kho báu thông tin này chứa đựng những hiểu biết vô giá về hành vi khách hàng, xu hướng thị trường và cơ hội kinh doanh tiềm ẩn.
AI không đơn thuần là một công cụ xa xỉ và việc ứng dụng AI trong E-commerce trở thành chiếc chìa khóa duy nhất có thể mở cánh cửa dẫn đến kho báu dữ liệu khổng lồ này.
Cuộc đua vũ trang công nghệ: Áp dụng AI hoặc bị bỏ lại phía sau
Các gã khổng lồ trong ngành thương mại điện tử không chỉ đơn thuần sử dụng AI – mà là xây dựng cả đế chế kinh doanh dựa trên nó. Với Amazon, 35% doanh thu đến từ hệ thống đề xuất sản phẩm dựa trên AI hay Alibaba đầu tư hàng tỷ đô la vào nghiên cứu AI (Cainiao – hệ thống logistics của Alibaba để phân bổ đơn hàng tối ưu, giúp giao hàng trong vòng 24 giờ tại Trung Quốc).
Kỷ nguyên của trải nghiệm siêu cá nhân hóa
Thế hệ khách hàng hiện đại đã phát triển “miễn dịch” với marketing đại trà. Họ không chỉ mong đợi mà còn đòi hỏi những trải nghiệm được thiết kế riêng cho họ. Theo nghiên cứu của Accenture, 91% người tiêu dùng thích mua sắm với các thương hiệu cung cấp đề xuất và ưu đãi được cá nhân hóa.
AI là chất xúc tác duy nhất có thể biến đổi thương mại điện tử từ mô hình “one-size-fits-all” sang trải nghiệm siêu cá nhân hóa ở quy mô hàng triệu người dùng. Nếu không có AI, việc cá nhân hóa ở quy mô lớn như vậy là điều không tưởng.
Những rào cản khi ứng dụng AI trong E-commerce
Mặc dù có nhiều lợi ích, việc ứng dụng AI trong thương mại điện tử vẫn đối mặt với những thách thức đáng kể:
- Chi phí triển khai ban đầu cao: Đầu tư vào công nghệ AI đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thiếu nhân lực chuyên môn: Việc triển khai AI đòi hỏi đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao.
- Vấn đề về dữ liệu: Chất lượng và số lượng dữ liệu là yếu tố quyết định hiệu quả của AI. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu thập và quản lý dữ liệu chất lượng.
- Bảo mật dữ liệu: Việc thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu khách hàng làm tăng rủi ro về rò rỉ thông tin.
- Tâm lý FOMO: Ứng dụng AI trong E-commerce nhưng nhiều doanh nghiệp áp dụng AI không phải vì chiến lược kinh doanh rõ ràng mà đơn giản vì “mọi người đều làm vậy”. Những triển khai thiếu chiến lược này thường thiếu tính bền vững và kết thúc như một thử nghiệm tốn kém mà không tạo ra giá trị thực sự cho doanh nghiệp.
Trong môi trường kinh doanh năng động, sự phức tạp này có thể khiến AI trở thành một “món đồ chơi công nghệ đắt tiền” thay vì một công cụ tạo ra giá trị thực sự.
Spotlight: AI Passio – công cụ AI (SaaS) trong E-commerce
Điều thực sự đang thúc đẩy tính tất yếu của AI và ứng dụng AI trong E-commerce không chỉ là khả năng của nó, mà còn là tính tiếp cận ngày càng cao. Với sự xuất hiện của các tính năng như AI Passio – công nghệ AI không còn là đặc quyền của các tập đoàn lớn với ngân sách khổng lồ.
AI Passio đại diện cho thế hệ mới của ứng dụng AI trong e-commerce, tập trung vào lĩnh vực đang bùng nổ: livestream và video marketing.
Xem thêm:
AI Passio cung cấp hai chức năng chính:
- AI Livestream tự động: Giúp doanh nghiệp vận hành các buổi livestream bán hàng mà không cần nhiều nhân lực
- AI Video Marketing: Công cụ sản xuất video nhanh chóng, giảm đáng kể thời gian và chi phí sản xuất nội dung.
Với lợi thế cắt giảm đến 80% thời gian sản xuất video và tiết kiệm 60% chi phí vận hành livestream, AI Passio (do Ecomobi phát triển) đang trở thành sản phẩm tiên phong trong việc giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tiếp cận với công nghệ AI hiện đại mà không cần ngân sách lớn. Đây là minh chứng cho xu hướng (AI-as-a-Service), giúp san bằng sân chơi giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ.
Kết luận:
Từ góc độ phân tích chiến lược, AI trong thương mại điện tử không phải là một xu hướng nhất thời mà là một yếu tố định hình lại toàn bộ ngành. Tuy nhiên, cách thức ứng dụng AI trong E-commerce có trở thành lợi thế cạnh tranh bền vững hay chỉ là một công nghệ tốn kém không mang lại giá trị tương xứng.
Các doanh nghiệp thông minh sẽ nhìn xa hơn cơn sốt AI, tập trung vào việc xác định các trường hợp sử dụng cụ thể mang lại giá trị thực sự, và xây dựng lộ trình triển khai dài hạn với các mục tiêu kinh doanh rõ ràng.
Contact us, Ecomobi:
– Fanpage: https://www.facebook.com/ecomobi.ssp
– Instagram: https://www.instagram.com/ecomobi_ssp
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@ecomobipassiovietnam
– Email: info@ecomobi.com