—
COVID-19 đã thay đổi mọi thứ và tạo nên nhiều thách thức cho mọi doanh nghiệp. Nhìn vào những thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, các Marketer hẳn đều nhận thấy rằng Livestream đã và đang trở thành xu hướng tất yếucủa mọi doanh nghiệp E-commerce.
—
Livestream có thể đáp ứng gần như mọi nhu cầu nhằm tiếp cận khách hàng hay tăng trưởng doanh số của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể Livestream bán hàng, hoặc Livestream để ra mắt sản phẩm mới, hay hợp tác với KOL và Livestream review sản phẩm kết hợp xây dựng thương hiệu…
Tuy nhiên, Livestream không hề dễ thực hiện. Dưới đây là 6 gợi ý của Ecomobi dành cho các doanh nghiệp khi tổ chức Livestream dành cho doanh nghiệp, để đảm bảo mọi buổi Livestream đều diễn ra tốt đẹp và đạt được mục đích ban đầu.
—
1. Luôn có chiến lược và kế hoạch rõ ràng
Trước khi thực hiện bất kỳ buổi Livestream nào, vì bất cứ mục đích gì, nhãn hàng cần trả lời được những câu hỏi sau:
- Nhãn hàng muốn đem đến loại trải nghiệm gì cho khách hàng? Đó có thể là trải nghiệm mua hàng nếu là Livestream bán hàng. Trải nghiệm thị giác nếu là Livestream ra mắt sản phẩm, đặc biệt là với nhãn hàng thời trang muốn Livestream ra mắt BST mới, cần giúp khán giả cảm nhận được mọi ưu điểm của sản phẩm.
- Livestream sẽ được phát trên nền tảng nào? Youtube, Facebook, Zoom, hay một nền tảng streaming nào khác?
- Livestream miễn phí hay phải trả tiền vé “vào cửa”?
- Có cần người xem phải đăng ký trước mới được theo dõi Livestream hay không?
- Thời gian nào là phù hợp nhất để Livestream?
- Truyền thông như thế nào? Làm thế nào để buổi Livestream sẽ được nhiều người biết đến
- Có cần hợp tác với doanh nghiệp khác để quảng bá hoặc cùng tham gia Livestream hay không?
- Livestream có thể được xem lại sau khi kết thúc hay không?
- Kết quả cần đạt sau Livestream là gì?
—
2. Lựa chọn đúng thời điểm
Cho dù sự kiện lớn hay nhỏ, offline hay online, chọn đúng thời điểm vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Để lựa chọn được thời gian phù hợp, doanh nghiệp cần lưu ý xem thời gian sắp tới có bất cứ sự kiện lớn hay ngày nghỉ lễ ảnh hưởng đến sự kiện của mình hay không. Tiếp đó để ý xem những khách hàng thuộc cộng đồng của mình (fanpage, group trên Facebook) thường online vào khung giờ nào và tổ chức Livestream vào khung giờ đó.
Nếu sự kiện nhắm đến cả các khán giả hay khách hàng quốc tế, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến cả yếu tố chênh lệch múi giờ ở các quốc gia khác nhau. Vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn giờ Livestream phù hợp với những quốc gia có nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng chọn được thời gian phù hợp với người xem ở nhiều quốc gia khác nhau. Vậy nên doanh nghiệp cố gắng để mọi người có thể xem lại video ghi lại toàn bộ Livestream sau khi kết thúc sự kiện.
—
3. Truyền thông về sự kiện Livestream

Kappa kết hợp cùng Ecomobi booking các Influencer nổi tiếng đạt doanh thu hơn 200 triệu sau buổi livestream “KAPPA deal 290K – Phiêu từng nhịp beat”.
Để Livestream thu hút người xem, doanh nghiệp nên đưa ra những lợi ích hoặc ưu đãi độc quyền dành riêng cho người xem Livestream. Lợi ích có thể là lắng nghe chia sẻ của chuyên gia, cơ hội làm quen với những người nổi tiếng trong ngành, hoặc ưu đãi mua hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đảm bảo mọi lợi ích này được thể hiện rõ trong thông điệp truyền thông của mình.
Một cách khác cũng rất hiệu quả để truyền thống đó là qua email và mạng xã hội. Doanh nghiệp có thể gửi mail cung cấp thông tin chi tiết về sự kiện. Chạy quảng cáo trên kênh mạng xã hội phù hợp như Facebook hay Linkedin. Tạo story trên Instagram và đếm ngược ngày diễn ra sự kiện. Kêu gọi mọi người chia sẻ hashtag liên quan đến sự kiện.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng nên tận dụng danh tiếng của các diễn giả để quảng bá cho sự kiện.
—
4. Chuẩn bị kế hoạch dự phòng nếu như gặp lỗi kỹ thuật
Cũng như các sự kiện offline, trong lúc diễn ra Livestream cũng có thể có nhiều vấn đề xảy ra. Vấn đề đối với những sự kiện online thường là vì kỹ thuật.
Trước khi bắt đầu, hãy nhớ kiểm tra đường truyền Internet của bên tổ chức và của cả các diễn giả. Chuẩn bị cả Power Point và tài liệu dự phòng. Nếu có thể, hãy tập thử trước khi làm thật.
Một trong những rắc rối thường xảy ra với diễn giả đó là không phải diễn giả nào cũng thành thạo công nghệ. Vậy nên doanh nghiệp nên gửi bộ tài liệu hướng dẫn tham gia Livestream kèm các câu hỏi thường gặp để đảm bảo mọi người tham gia đều biết cách thực hiện.
—
5. Đảm bảo mọi thông tin rõ ràng và dễ hiểu
Khi tổ chức Livestream, doanh nghiệp chắc chắn muốn người xem tiếp nhận mọi thông tin mình đưa ra. Vậy nên cần đảm bảo các diễn ra nói chuyện với âm lượng đủ nghe, ngôn ngữ dễ hiểu. Nếu cần, hãy làm phụ đề với kích cỡ và màu sắc chữ dễ nhìn.
Tổ chức Livestream sẽ có lợi thế là mọi thứ đều có thể diễn giải bằng hình ảnh. Vì vậy doanh nghiệp nên làm Power Point cùng những tài liệu bằng hình ảnh để trình chiếu trong lúc Livestream.
—
6. Khuyến khích khách hàng tương tác trên Livestream
Không như nhiều người lầm tưởng, tổ chức sự kiện online thực ra có nhiều cơ hội để người xem tương tác với diễn giả hơn. Doanh nghiệp có thể khuyến khích mọi người đặt câu hỏi ở phần comment. Tổ chức khảo sát hoặc trò chơi và mời người xem tham gia. Kêu gọi mọi người chia sẻ về buổi Livestream đang diễn ra trên mạng xã hội. Hay chỉ đơn giản là gọi tên những người đang comment.
Chỉ có một lưu ý nhỏ là cần bố trí một người điều phối khán giả, thay vì dể diễn giả tự do trao đổi với người xem.
Hiện Ecomobi đã mở bán gói Livestream nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức một buổi Livestream từ A đến Z. Đội ngũ của Ecomobi sẽ cùng doanh nghiệp lên nội dung và kịch bản chương, tổ chức Livestream, điều phối trong khi Livestream diễn ra. Nếu là buổi Livestream bán hàng, Ecomobi có thể hỗ trợ doanh nghiệp chốt đơn hàng bằng Chatbot AI.
Sở hữu cộng đồng hơn 300,000 KOL, Ecomobi có thể tìm kiếm KOL phù hợp làm host hoặc khách mời trong Livestream nếu doanh nghiệp có nhu cầu.
—
- Tham gia SSP – Cộng đồng Social Commerce (Facebook Group dành cho các Brand)
- Hoặc tham gia Cộng đồng Social Seller Việt Nam (Facebook Group dành cho Social Seller)