Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là cách hiệu quả để kiếm tiền nhưng đồng thời nó cũng là một cách dễ nhất để bạn “đốt tiền”. Hiểu rõ những thuật ngữ về hình thức Affiliate Marketing sẽ giúp bạn có những sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp khi triển khai bất kỳ chiến dịch affiliate nào.
Giới thiệu chung
“CPA, CPC, CPM, CPD, CPS, CPI” được gọi chung là nhóm thuật ngữ về hình thức tính phí (hay còn gọi là mô hình thanh toán). Theo đó, với mỗi sản phẩm/dịch vụ khác nhau thì Advertiser sẽ áp dụng những cách tính hoa hồng khác nhau cho Publisher.
Các hình thức affiliate marketing hiện nay
CPC là gì?
CPC là gì? Đây là từ viết tắt của Cost Per Click – mô hình thanh toán affiliate marketing mà publisher nhận được tiền với mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo của người dùng, dù họ có thực hiện hành động tiếp theo hay không.
Ưu điểm:
- Dễ quản lý chi phí: Publisher có thể tính toán chi phí dựa trên số lượt nhấp chuột, dễ dàng đo lường hiệu quả quảng cáo.
- Nếu quảng cáo hiển thị đến những đối tượng không có nhu cầu về dịch vụ/sản phẩm, thì họ không nhấp vào quảng cáo ⮕ advertiser không mất bất kỳ khoản phí nào cả, giúp tối ưu ngân sách quảng cáo (đây cũng là ưu điểm so với hình thức affiliate marketing CPM).
Nhược điểm:
- Không đảm bảo chuyển đổi: Người dùng có thể nhấp chuột nhưng không thực hiện các hành động mong muốn.
- Phí cao: CPC là hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay nên độ cạnh tranh vô cùng cao. Đối với các từ khóa “hot” hay từ khóa có chuyển đổi cao, ra doanh thu dễ dàng thì bạn sẽ phải trả mức giá thầu quảng cáo cực kỳ cao vì cạnh tranh với nhiều đối thủ.
- Gian lận nhấp chuột: Nguy cơ bị các lượt nhấp không thực chất từ các bot hoặc đối thủ cạnh tranh, hay còn gọi là “click tặc” nhằm tiêu tốn chi phí quảng cáo.
Khi nào nên sử dụng: CPC thường được áp dụng trong các chiến dịch cần tăng lượt truy cập website hoặc thu hút sự chú ý từ người dùng (Lead Generation) như chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới. Trong trường hợp bạn xác định rõ cách dẫn dắt, angle kích thích người dùng thì CPC sẽ tối ưu về chi phí nhất với lượng chuyển đổi cao.
Tìm hiểu CPM là gì?
Định nghĩa: CPM (Cost Per Mille) là hình thức affiliate marketing trong đó publisher được trả tiền theo số lần hiển thị (thường tính cho mỗi 1.000 lần hiển thị quảng cáo). Ví dụ trong quảng cáo Facebook, quảng cáo của bạn hiển thị 10.000 lần và bị trừ số tiền là 500.000 VND vậy CPM là 50.000 VND (cho mỗi 1.000 lượt hiển thị).
Mức giá cho mỗi CPM tùy thuộc vào ngành/dịch vụ của advertise, nền tảng, vị trí địa lý, tỷ lệ nhấp chuột (CTR) được phân phối bởi trang web của publisher.
Công thức tính CPM = (Tổng số tiền chi tiêu cho chiến dịch ÷ tổng lượt hiển thị) * 1000. Ví dụ, số tiền đặt quảng cáo là 50.000 đồng và số lượt hiển thị là 5.000 thì CPM là (50.000 : 5.000) x 1000 = 10.000 đồng.
Ưu điểm:
- Tăng nhận diện thương hiệu: CPM giúp quảng cáo tiếp cận một lượng lớn người dùng, phù hợp cho mục tiêu xây dựng thương hiệu.
- Cách set up và khởi chạy một chiến dịch quảng cáo CPM khá dễ dàng và bạn cũng có thể ước tính được chi phí ngay từ ban đầu.
- Đối với các publisher thì bạn có thể kiếm hoa hồng liên kết ngay cả khi khách truy cập không nhấp vào quảng cáo. Bạn chỉ cần tăng lưu lượng truy cập trang web của mình đủ cao.
Nhược điểm:
- Không đảm bảo hành động: advertiser khó lòng nhắm quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Trong trường hợp quảng cáo được đặt ở những website có lưu lượng truy cập thấp thì cơ hội tiếp cận người dùng của quảng cáo sẽ bị hạn chế.
- Mô hình này không yêu cầu người dùng phải nhấp vào hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào sau khi thấy quảng cáo (Chỉ cần quảng cáo cáo của bạn xuất hiện trên trang web mà họ đang xem là bạn sẽ mất tiền cho publisher).
- Chi phí cao với tỷ lệ chuyển đổi thấp: Nếu quảng cáo không được tối ưu, tỷ lệ chuyển đổi có thể rất thấp. Ví dụ như những người sử dụng trình chặn quảng cáo có thể bỏ qua bất kỳ các quảng cáo, pop up,.. dẫn đến lãng phí lượt hiển thị.
Khi nào nên sử dụng:
Hình thức affiliate marketing CPM hiểu đơn giản là cứ với mỗi lượt hiển thị là bạn sẽ mất tiền, vì thế bạn rất dễ “đốt tiền” mà hiệu quả lại không cao. Khi chạy chiến dịch với hình thức CPM, các publisher cần phải đánh giá kỹ về mục tiêu của chiến dịch. Nếu bạn chạy chiến dịch với mục tiêu thúc đẩy doanh số (số người để lại thông tin liên hệ, số đơn hàng,…) thì CPM sẽ không phù hợp. Thay vào đó, CPM phù hợp với các chiến dịch xây dựng thương hiệu, tăng mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng hoặc quảng cáo sản phẩm mới.
Tìm hiểu CPA là gì?
Định nghĩa: CPA (Cost Per Action hoặc Cost Per Acquisition) là mô hình trong đó publisher chỉ được trả tiền khi người dùng thực hiện một hành động cụ thể như: đăng ký tài khoản, xem video, điền vào biểu mẫu, tải phần mềm ứng dụng hoặc mua hàng,…
Ưu điểm:
- Tối ưu chi phí: Nhà quảng cáo chỉ chi trả khi có kết quả cụ thể, do đó hiệu quả chặt chẽ hơn so với hình thức affiliate marketing CPC và CPM.
- Dễ theo dõi: Dễ dàng đo lường và theo dõi các hành động của khách hàng.
Nhược điểm:
- Chi phí cao: Cạnh tranh giữa các publisher có thể đẩy giá mỗi hành động lên cao.
- Nguy cơ gian lận: Một số publisher có thể tạo ra các hành động giả để hưởng lợi từ hệ thống thanh toán.
Nên sử dụng CPA khi nào?
CPA phù hợp với các chiến dịch yêu cầu chuyển đổi trực tiếp như đăng ký dịch vụ hoặc mua sản phẩm. Nếu bạn đang sở hữu một lượng khách hàng tiềm năng và mục tiêu chính là thúc đẩy doanh số – có thể đo đếm rõ ràng, chẳng hạn như chuyển đổi 1,000 lead thành 100 đơn hàng thành công thì CPA có thể là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu chiến dịch chỉ nhằm thu hút người dùng đăng ký dùng thử sản phẩm miễn phí, hiệu quả mang lại có thể chưa tương xứng với chi phí bỏ ra.
>>> Xem thêm: 9 Công cụ hỗ trợ làm Affiliate Marketing hiệu quả
Tìm hiểu CPL là gì?
Định nghĩa: CPL (Cost Per Lead) là hình thức Affiliate Marketing thanh toán trong đó publisher được trả tiền cho mỗi lead (khách hàng tiềm năng) thu thập được, như việc điền vào biểu mẫu hoặc để lại các thông tin (số điện thoại, địa chỉ email,…)
Ưu điểm:
- Tạo ra khách hàng tiềm năng: Giúp doanh nghiệp tiếp cận với những khách hàng có khả năng cao trở thành người mua.
Nhược điểm:
- Chất lượng lead không đồng đều: Một số lead có thể không phù hợp hoặc không có nhu cầu thực sự.
Khi nào nên sử dụng: CPL thích hợp cho các chiến dịch thu thập thông tin khách hàng, đặc biệt là các ngành dịch vụ, giáo dục hoặc tài chính.
Tìm hiểu CPS là gì?
Định nghĩa: Với CPS (Cost Per Sale), publisher chỉ nhận hoa hồng khi người dùng mua sản phẩm thông qua liên kết tiếp thị – mô hình này tương tự với mô hình thanh toán hoa hồng của các sàn thương mại điện tử như Shopee Affiliate, Tiktok Affiliate, Temu Affiliate,…
>>> Xem thêm: Tiktok Affiliate Marketing từ A-Z: Từ số 0 đến thành công
Ưu điểm:
- An toàn cho nhà quảng cáo: Họ chỉ trả tiền khi có doanh số thực tế, giảm thiểu rủi ro về chi phí quảng cáo (khác hẳn với CPA – người dùng có thể click vào đường link nhưng chưa chắc mua hàng)
Nhược điểm:
- Thời gian chuyển đổi lâu: Khách hàng có thể mất thời gian cân nhắc trước khi mua sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập của publisher.
- Nếu sử dụng một hệ thống đo lường kém chính xác, các advertiser sẽ đánh giá sai về hiệu quả hình thức affliate marketing CPS và dễ dẫn đến tính toán chi phí hoa hồng sai cho publisher.
Khi nào nên sử dụng:
CPS phù hợp với các chiến dịch có giá trị sản phẩm cao hoặc chiến dịch dài hạn như tiếp thị các sản phẩm công nghệ, phần mềm hoặc các gói dịch vụ cao cấp. Ngoài ra, bạn cần theo dõi sát sao và tối ưu hóa nội dung tiếp thị để đạt được tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất.
Tìm hiểu CPI là gì?
Định nghĩa: CPI (Cost Per Install) là mô hình trong đó publisher nhận được tiền khi người dùng cài đặt ứng dụng, phần mềm hoặc các lại nội dung số khác thông qua liên kết tiếp thị.
Ưu điểm:
- Chính xác và rõ ràng: Hình thức affiliate marketing này giúp các nhà phát triển ứng dụng di động tăng lượt cài đặt một cách trực tiếp.
Nhược điểm:
- Chi phí cao: Chí phi cho một CPI là không hề rẻ do sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo ứng dụng di động ngày càng trở nên khó khăn.
- Khi triển khai chiến dịch CPI, bạn có thể gặp tình huống người dùng chỉ tải ứng dụng nhưng không tương tác hoặc sử dụng lâu dài, nghĩa là họ không thực sự trở thành “user” chính thức. Điều này có thể dẫn đến tỷ lệ cài đặt thực tế thấp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng của ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng. .
Khi nào nên sử dụng: CPI thích hợp với các nhà phát triển ứng dụng, đặc biệt là trong giai đoạn ra mắt sản phẩm. Nhưng các publisher cần lựa chọn chiến dịch có nội dung ứng dụng hấp dẫn và hướng đến đúng đối tượng người dùng để tăng tỷ lệ cài đặt và sử dụng.
>>> Xem thêm: 3 Xu Hướng Nổi Bật Về Affiliate Marketing trong năm 2024
Tìm hiểu CPO là gì?
Định nghĩa: Cost Per Order là hình thức thanh toán affiliate marketing mà trong đó publisher nhận hoa hồng cho mỗi đơn hàng hoàn tất thông qua liên kết affiliate. Khác với CPS (Cost Per Sale), CPO chỉ yêu cầu đơn hàng được đặt, chưa tính đến việc khách hàng đã thanh toán.
Ưu điểm:
- Tập trung vào đơn hàng: Dễ dàng theo dõi hiệu quả dựa trên đơn hàng cụ thể, giúp tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch.
- Ít rủi ro hơn CPS: Vì hoa hồng được tính ngay khi đơn hàng được tạo, không cần chờ thanh toán.
Hình thức affiliate marketing CPO thường áp dụng chạy cho các sản phẩm dịch vụ cao cấp cần sự tư vấn chu đáo mới phát sinh giao dịch. Ví dụ như thông thường sẽ là các sản phẩm về thiết kế nội thất, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng,…
Tìm hiểu CPV là gì?
Định nghĩa: CPV (Cost Per View) là một hình thức affiliate marketing trong đó publisher được trả tiền dựa trên số lượt xem của một video (thường trên các nền tảng như YouTube hoặc Facebook và đôi khi là các trang báo, blog,…). Một lượt xem sẽ được tính nếu đáp ứng điều kiện sau:
- Trên Youtube, một lượt xem được tính khi người dùng xem video từ 30s (hoặc toàn bộ thời lượng nếu video ngắn hơn 30s), hoặc tương tác với quảng cáo.
- Với Facebook, một lượt view được tính khi người dùng dừng lại tối thiểu 3s để xem video.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp, dễ tiếp cận: CPV thường có chi phí thấp hơn so với các mô hình thanh toán khác như CPA hoặc CPS, vì người dùng chỉ cần xem quảng cáo chứ không cần thực hiện hành động nào. Điều này làm cho CPV dễ tiếp cận đối với các publisher có nguồn lực hạn chế.
- Dễ dàng kiểm soát: hình thức affiliate marketing CPV cho phép publisher dễ dàng theo dõi và đo lường số lượt xem, giúp họ có thể điều chỉnh chiến lược quảng cáo nếu cần thiết.
Nhược điểm:
- Không đảm bảo chuyển đổi: CPV chỉ thanh toán dựa trên lượt xem, do đó, mặc dù quảng cáo có thể tiếp cận được một số lượng lớn người dùng, nhưng không có sự đảm bảo về tỷ lệ chuyển đổi. Việc có nhiều người xem nhưng không thực hiện hành động cụ thể (mua hàng, đăng ký,…) có thể làm giảm hiệu quả của chiến dịch.
- Tỷ lệ view không chất lượng: Nếu chiến dịch không được nhắm đúng đối tượng, có thể dẫn đến nhiều lượt xem nhưng không phải từ những người có khả năng trở thành khách hàng thực sự. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả lâu dài và chi phí có thể trở thành lãng phí.
Khi nào nên sử dụng:
- Chiến dịch xây dựng thương hiệu: CPV là lựa chọn tuyệt vời cho các chiến dịch xây dựng thương hiệu, nơi mục tiêu chính là gia tăng nhận diện thương hiệu thay vì tạo ra chuyển đổi ngay lập tức.
- Quảng cáo ứng dụng: CPV có thể rất hữu ích khi quảng bá các ứng dụng di động, đặc biệt là khi mục tiêu của bạn là gia tăng lượt tải xuống thay vì ngay lập tức yêu cầu người dùng thực hiện hành động..
Các publisher nên lựa chọn sử dụng hình thức affiliate nào?
Khi lựa chọn mô hình affiliate marketing phù hợp, các publisher cần cân nhắc nhiều yếu tố để tối ưu hóa doanh thu và hiệu quả chiến dịch. Dưới đây là một số yếu tố chính mà publisher nên xem xét:
Cách lựa chọn hình thức affiliate marketing phù hợp – Dựa vào mục tiêu chiến dịch
CPA (Cost Per Action) phù hợp nếu mục tiêu chính là tạo ra các hành động cụ thể từ người dùng như mua hàng, đăng ký hoặc điền thông tin. Mô hình này mang lại hoa hồng cao nhưng đòi hỏi lưu lượng chất lượng.
CPC (Cost Per Click) thích hợp cho việc thu hút lượt truy cập vào website hoặc sản phẩm, giúp tăng nhận diện thương hiệu. Mặc dù không đảm bảo chuyển đổi, CPC có thể là lựa chọn tốt nếu chiến dịch muốn hướng đến lưu lượng lớn.
CPS (Cost Per Sale) là lựa chọn lý tưởng khi publisher có thể đảm bảo doanh số trực tiếp thông qua chiến dịch. Mô hình này đòi hỏi thời gian để xây dựng sự tin tưởng của người dùng nhưng đem lại hoa hồng cao cho mỗi giao dịch thành công.
>>> Xem thêm: Landing Page Tiếp thị Liên kết: Bí Quyết Tăng Doanh Thu Cho KOL/Publisher
Lưu lượng truy cập
Nếu publisher sở hữu lượng lớn lưu lượng truy cập nhưng không chắc về tỷ lệ chuyển đổi, CPM (Cost Per Mille) có thể là mô hình phù hợp để kiếm lợi nhuận từ mỗi 1.000 lần hiển thị quảng cáo. Tuy nhiên, nếu lượng truy cập có chất lượng cao và có khả năng chuyển đổi thành hành động hoặc mua hàng, CPA hoặc CPS sẽ mang lại lợi ích tốt hơn.
Tính chất người dùng
Đối với các ứng dụng di động, CPI (Cost Per Install) có thể là lựa chọn hiệu quả nếu mục tiêu là thu hút người dùng cài đặt ứng dụng. Tuy nhiên, publisher cần đảm bảo rằng các lượt tải này đến từ người dùng thực sự quan tâm và có khả năng sử dụng lâu dài, tránh trường hợp chỉ có lượt cài đặt mà không có sự tương tác.
Ngành nghề và loại sản phẩm
CPA và CPL phù hợp với các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao như tài chính, bảo hiểm, hoặc giáo dục, nơi các hành động cụ thể như đăng ký hoặc để lại thông tin liên hệ là điều cần thiết.
CPS là lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm tiêu dùng hoặc công nghệ, nơi các publisher có khả năng tạo ra doanh thu trực tiếp.
Mỗi hình thức affiliate marketing đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng loại chiến dịch và mục tiêu khác nhau. Là publisher, bạn cần hiểu rõ về các mô hình này để lựa chọn phương thức phù hợp với chiến lược tiếp thị của mình, đồng thời tối ưu hóa doanh thu từ các chiến dịch. Theo dõi Blog Ecomobi để cập nhât nhanh chóng các tin tức, xu hướng mới nhất về affiliate marketing.
Liên hệ Ecomobi
– Fanpage: https://www.facebook.com/ecomobi.ssp
– Instagram: https://www.instagram.com/ecomobi_ssp
– TikTok: https://www.tiktok.com/@ecomobipassiovietnam
– Email: info@ecomobi.com